Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường mà nó còn quyết định đến hiệu quả làm việc cũng như mức độ thành công trong sự nghiệp của mỗi người. Những người có chuyên môn trung bình nhưng hợp tác với đồng nghiệp, ứng xử linh hoạt sẽ thành công hơn những người chỉ khá về chuyên môn nhưng thiếu tinh thần hợp tác hoặc không biết cách hợp tác.

Giao tiếp tốt là thể hiện một tư duy rõ ràng, mạch lạc. Dựa vào lời ăn, tiếng nói, người ta đánh giá phẩm chất của con người:“Người thanh, tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu”

Ảnh minh họa

Xưa kia, người việt chỉ giao tiếp bó hẹp sau lũy tre làng. Mặc dù không gian giao tiếp rất nhỏ hẹp nhưng được rèn dũa rất cẩn thận. Cha mẹ dạy con từ những điều nhỏ nhất “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đến những vấn đề như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Nhập gia tùy tục”…Ngày nay, chúng ta giao tiếp trong môi trường quốc tế hóa “Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó và luôn ý thức là phải tự tin, hòa nhã, thân thiện và lịch sự để hợp tác với mọi người…Nhưng thực tế còn quá nhiều điều cản trở khiến việc giao tiếp của mỗi người chưa thực sự hiệu quả.

Vậy làm thế nào để giao tiếp đạt hiệu quả cao? Đó là câu hỏi đặt ra cho không ít người, đặc biệt là những người làm trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông, ngoại giao, marketing…

Như chúng ta đã biết, giao tiếp là quá trình xác lập và phát triển mối quan hệ, tiếp xúc giữa con người với nhau, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của cả hai bên.

1. Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả:

Thực tế, trong số 10 người đang nói chuyện với nhau chưa chắc đã có 5 người thực sự đang giao tiếp. Vì vậy mới có chuyện: “Ông nói gà, bà nói vịt”, “tam sao thất bản”, “ông chẳng, bà chuộc”, “người nói chẳng có kẻ nghe”, “nghe một đằng, hiểu một nẻo”, “nói một đằng, làm một nẻo”…

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến giao tiếp không thành công:

1.1. Thiếu tự tin:

Rào cản lớn nhất khiến giao tiếp kém hiệu quả nằm trong chính bản thân người giao tiếp. Bạn không thể giao tiếp tốt khi bạn thấy mình yếu kém, hoặc khi bạn bị dằn vặt những lỗi lầm, thất bại của mình, những đau khổ trong quá khứ. Đó chính là bức tường cản trở thành công.

1.2. Thói quen đổ lỗi:

Khi mắc lỗi, ta hay tìm mọi cách để đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh. Nguyên nhân sâu xa là vì ta luôn tin là mình đúng, mình tốt.

Khi Hiệu trưởng hỏi 1 Giáo viên: “Tại sao cô đi làm muộn?”, lý do thường là “em hỏng xe”, “bị tắc đường”. Hay một giáo viên không in được tài liệu thì đổ lỗi vì máy in hỏng, không hoàn thành kế hoạch vì cấp trên giao quá nhiều việc.

Thói quen này vô tình được cha mẹ rèn luyện ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ngày bé mỗi lần ngã đau bố mẹ thường dỗ con bằng cách “Đánh chừa cái ghế làm đau con mẹ, hoặc Đánh chừa chị Linh vì làm em ngã”…

Hậu quả của việc đổ lỗi:

Một là: Đánh mất cơ hội phát triển của chính mình: Nếu ta chỉ đi tìm lỗi của người khác thì ta sẽ không sửa lỗi được của chính mình. Và khi ta không sửa được lỗi, không tìm giải pháp cho vấn đề của mình thì ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Lần sau vấn đề lại tiếp tục nảy sinh ta lại tiếp tục đổ lỗi. Cuối cùng ta biến mình thành “nạn nhân của hoàn cảnh”

Hai là: Mọi người né tránh: Không ai muốn làm việc với một người luôn tìm mọi lý do để giải thích tại sao mình không làm được. Mọi người có thể chấp nhận bạn mắc lỗi một vài lần đầu, nhưng họ không thể chấp nhận một người chuyên đổ lỗi – một “nạn nhân chuyên nghiệp”.

Ba là: Gây hiềm khích, mất đoàn kết: Khi đổ lỗi chắc chắn là xảy ra tranh cãi. Vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc mà chuyển sang giải quyết vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập trung vào việc “bới lông tìm vết”. Người nọ chứng minh người kia sai, kém. Hiềm khích rồi thù hằn cá nhân cũng nảy sinh từ đó.

1.3. Giao tiếp lệch pha:

Không ai giống ai hoàn toàn cho dù có là hai anh chị em sinh đôi. Mỗi người có suy nghĩ, nhìn nhận, hiểu biết, kỹ năng khác nhau. Sự khác nhau là do hoàn cảnh sống, tuổi tác, sự trải nghiệm của mỗi người.

Chẳng hạn: Ông bà, cha mẹ với con cháu thường lệch pha khi trao đổi về cùng một vấn đề. Hoặc người ở thành phố khác với người ở nông thôn; người có trình độ học vấn cao khác với người bình dân; cán bộ quản lý không giống giáo viên; giáo viên dạy Toán không giống với giáo viên dạy Ngữ văn…trong giao tiếp.

Vì vậy, để giao tiếp thành công, tìm được “tiếng nói chung” là vô cùng quan trọng.

1.4. Không biết lắng nghe:

Ông cha ta đã từng nói: “Con người cần ba năm để học nói nhưng cần 30 năm để học lắng nghe”. Quả thật, lắng nghe quan trọng hơn nói, nhưng trong giao tiếp chúng ta thường thích nói nhiều hơn nghe. Ở trường cũng dạy nói, đọc, viết nhiều hơn dạy nghe. Thói quen của chúng ta là chỉ nghe những điều mình thích, mình vui còn không thích nghe những điều “khó nghe”. Thế mới có hiện tượng cướp lời người khác, cắt ngang lời người khác, nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe. (Chẳng hạn trong giảng dạy, thầy cô giáo cũng thích nói ra rả với học sinh chứ ít kiên nhẫn chờ đợi nghe học sinh giãi bày, thể hiện).

1.5. Truyền tin kém hiệu quả:

Theo thống kê cho thấy, sức mạnh khi ta truyền một thông điệp đi cho người khác thì tỉ lệ ngôn từ (lời nói) chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và nhìn thấy (hình ảnh) chiếm 38%. Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta quá chú trọng lời nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách nói.

Việc truyền tin kém hiệu quả còn do cùng một lúc truyền đi quá nhiều thông điệp. Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. (Chẳng hạn với người già thì không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm hoặc tác phong chậm chạp sẽ gây hiệu ứng không tốt khi giao tiếp với nhau).

1.6. Bất đồng về ngôn ngữ:

Sẽ vô cùng khó khăn và gần như bất lực khi bất đồng ngôn ngữ mà vẫn phải giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu nhất để biểu đạt ý tưởng của con người. Khi không còn ngôn ngữ, con người vẫn có thể biểu đạt bằng ánh mắt, cử chỉ (giao tiếp không lời), nhưng những biểu hiện đó rất khó hiểu và dễ bị hiểu lầm. Giao tiếp chắc chắn sẽ không hiệu quả, thậm chí còn nguy hiểm.

1.7. Thời gian giao tiếp không phù hợp:

Ai cũng đã từng bị quấy rầy, khi đó cảm giác thật là khó chịu. Tuy nhiên, mỗi một cá nhân đều có “đồng hồ sinh học”cũng như lịch làm việc và sinh hoạt riêng. Vì vậy, tốt nhất khi giao tiếp nên tìm hiểu trước và tránh những “giờ xấu”

1.8. Định kiến:

Định kiến là mô hình tư duy đóng khung. Định kiến là rào cản cho giao tiếp thành công. Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác, công an thì thô lỗ…

Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho giao tiếp không thành công. Vì vậy muốn giao tiếp đạt hiệu quả cần quan tâm và trả lời 6 câu hỏi sau (nguyên tắc giao tiếp theo mô hình 5W1H):

- WHO: (Giao tiếp với ai?)

- WHAT: (Giao tiếp về nội dung gì?)

- WHERE: (Giao tiếp ở đâu?)

- WHEN: (Giao tiếp khi nào?)

- WHAT FOR: (Mục đích giao tiếp)

- HOW: (Giao tiếp bằng cách nào?)

2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:

2.1. Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử thành công:

Nguyên tắc “Hai bên cùng có lợi”: Trong giao tiếp, ai cũng muốn đạt được một hay vài lợi ích khác nhau. Lợi ích có thể là vật chất, có thể là tinh thần. Khi lợi ích không đạt được người ta không muốn giao tiếp nữa.

Khi không đạt được những điều mong muốn, người ta có những phản ứng khác nhau như: (bực tức, buồn bã, chán nản, mất lòng tin, tỏ thái độ bất hợp tác thậm chí chửi bới, lăng nhục…). Những phản ứng này không có lợi cho 2 phía. Chính vì vậy, một nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp là: phải cố gắng đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của hai bên tham gia giao tiếp.

Nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp: Để giải quyết tốt vấn đề này thì cách thức tốt nhất là cần thực hiện nguyên tắc“mọi người đều quan trọng” nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải được tôn trọng và đối xử tốt.

Nguyên tắc tôn trọng các giá trị văn hóa: Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn; ở góc độ nguyên tắc giao tiếp phải tôn trọng giá trị văn hóa, chúng ta ứng xử giao tiếp phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam như: tác phong, thái độ cởi mở, tế nhị và chu đáo, hiếu khách (tôn trọng), lịch sự và nghiêm túc, không kỳ thị phân biệt vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tránh đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm của người đang tham gia giao tiếp với mình.

2.2. Bí quyết thành công trong giao tiếp:

Tự điều chỉnh mình trước khi điều chỉnh người khác: Thông thường ta thích khuyên bảo người khác làm như thế này thế kia nhưng chính chúng ta lại không làm được. Ta khuyên người khác nhưng cho mình quyền không phải làm. Cha mẹ nói tục chửi bậy nhưng lại rất khó chịu và tức giận khi con đánh nhau, chửi bậy; Lãnh đạo thường xuyên đến cơ quan muộn nhưng rất khó chịu khi nhân viên đi làm muộn, nên không thể bắt nhân viên đến đúng giờ. Vậy muốn giúp người khác thay đổi thì hãy làm gương. Người xưa dạy muốn thành công thì hãy “Khắc kỷ dung nhân”

Lấy cái “Tâm” làm nền tảng: Người Việt Nam với nền văn hóa lúa nước đặc trưng, sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ: “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen” và củng cố tình thân: “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người: “Vàng thì thử lửa, thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.

Bí quyết xây dựng sự tự tin:

- Tìm cách khác biệt để tạo nên sự đặc biệt: Mỗi người đều có thế mạnh riêng, vẻ đẹp và nét đáng yêu riêng. Cách tốt nhất để giao tiếp tốt là hãy tìm ra thế mạnh và phát huy. Với điểm mạnh của người khác ta có thể tham khảo và học hỏi thêm. Nhưng nếu ta nhìn ra bên ngoài quá nhiều sẽ lãng phí nguồn lực của chính chúng ta mà học theo người khác thì nhiều khi trở thành lố bịch.

- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: Mỗi người hãy tự lấy giấy bút để vẽ cho mình một đồ thị về quá trình thành công và thất bại của mình, bắt đầu từ ngày chúng ta đi học đến thời điểm hiện tại. Từ đó, chúng ta sẽ khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, các quy luật phát triển của chính mình.

- Lập kế hoạch và hành động: Bạn đã xây dựng cho mình một bức tranh. Sự khác nhau giữa lý tưởng và ảo tưởng, giữa ước mơ và mơ mộng chính là ở hành động. Khi hành động bạn hãy lưu ý chúng ta không thể giải quyết vấn đề mới theo chuẩn mực cũ, bằng cách cũ với những công cụ cũ. Bắt buộc bạn phải thay đổi.

2.3. Hãy trình bày ngắn gọn nhưng hợp tình, hợp lý:

Nói ngắn gọn quá là nói “cộc lốc”, không phù hợp với văn hóa Việt. Bởi người Việt thường có cách nói rào đón, vòng vo, ướm lời trước khi đi thẳng vào vấn đề. Hãy tôn trọng điều này khi giao tiếp với người Vệt. Trước khi vào câu chuyện với ai đó chúng ta thường “chào” và “hỏi” (khác với người phương Tây)

Giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo, cân nhắc kỹ càng trước khi nói năng: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”; “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”; “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”…Và cũng chính vì sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một phần quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt, có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất./.


Tác giả: Phạm Đàm Quốc Thắng - Sưu tầm
Nguồn: sesanhpc.vn

Bộ phim Thăng Long đệ nhất kiếm của cố đạo diễn Lê Mộng Hoàng đánh dấu sự tái hợp của cặp đôi lãng tử - ngọc nữ Lý Hùng - Diễm Hương sau Phạm Công - Cúc Hoa. Hình ảnh Lý Hùng cương trực đứng bên cạnh Diễm Hương là điểm nhấn khó phai trong lòng khán giả.


Trước sự ra đi của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, công chúng yêu mến ông bồi hồi nhớ lại thước phim cổ trang Việt Nam nổi tiếng một thời - Thăng Long đệ nhất kiếm. Với phim dã sử Thăng Long đệ nhất kiếm (năm 1990), đạo diễn Lê Mộng Hoàng đã mời dàn diễn viên nổi tiếng bao gồm: tài tử điện ảnh Lý Hùng, Diễm Hương, Mộng Vân… tham gia diễn xuất.

Lý Hùng sinh năm 1969, là nam diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Việt Nam ở thập niên 1990. Thời đỉnh cao của phong độ và sự nghiệp, Lý Hùng được biết đến như một biểu tượng của vẻ đẹp hào hoa, lãng tử.

Từ 1991-1999, Lý Hùng liên tiếp được bình chọn là Nam diễn viên khả ái và Nam diễn viên được yêu thích nhất do báo Thanh Niên và Người Lao Động bình chọn.

Thăng Long đệ nhất kiếm đánh dấu sự tái hợp của Lý Hùng - Diễm Hương sau khi nổi tiếng từ phim Phạm Công - Cúc Hoa. Sự cương trực mạnh mẽ của Lý Hùng khi đứng bên cạnh Diễm Hương xinh đẹp dịu dàng là điểm nhấn khó phai trong lòng khán giả yêu mến.
Phim đánh dấu sự tái hợp của Lý Hùng - Diễm Hương sau khi nổi tiếng từ phim Phạm Công - Cúc Hoa.

Trong phim Lý Hùng vào vai tráng sĩ hào kiệt Nguyễn Thế Trung, còn Diễm Hương vào vai Thùy Lan. Hai người trải qua mối tình nhiều sóng gió trong thời kỳ loạn lạc, cuối cùng sự chung thủy chờ đợi của Thùy Lan đã được đền đáp với một kết thúc có hậu.
Lý Hùng vào vai tráng sĩ hào kiệt Nguyễn Thế Trung.

Trong phim, Lý Hùng được dịp khoe những màn múa võ đẹp mắt, cảnh giữa vòng vây của quân địch, sau hồi tả xung hữu đột, đạo diễn cho anh kết thúc trận đấu bằng một cú đá vòng cầu ngay quai hàm đối phương khiến đối thủ bị đá văng lên, rớt xuống bàn, bể tan nát.
2 cha con nghệ sĩ Lý Huỳnh - Lý Hùng trong phim Thăng Long đệ nhất kiếm.

Sau này, Lý Hùng có lần chia sẻ trên báo chí rằng, nếu như ở ba cú đá đầu tiên, Lý Hùng và anh chàng diễn viên quân sĩ đều nhát chân, nhát mặt nên cú đá cứ nằm tít xa ở khung hình, đạo diễn Lê Mộng Hoàng ngồi nhìn khung hình cứ lắc đầu, la ầm vì nó giả quá, không thể chấp nhận.

Đến lượt chỉ đạo võ thuật Lý Huỳnh ra tay, ông làm công tác tâm lý cho anh quân sĩ: "Con phải gồng cứng cái mặt vô, hét to lên, cố gắng chịu đau, Lý Hùng chỉ đá một cái là xong, có gì đâu mà sợ".
Lý Hùng có nhiều kỉ niệm thú vị trong quá trình đóng phim.

Có lần, Lý Hùng bị ngựa... "tự phi" chạy suýt ngã. Lý do là sơ ý khi đeo kiếm, để kiếm đâm vô lưng ngựa làm nó đau mà càng đau thì nó càng chạy và càng chạy thì kiếm càng đâm vô lưng nên nó cứ cắm đầu chạy riết không chịu dừng. Đó là những kỉ niệm thú vị trong quá trình diễn xuất của tài tử điện ảnh một thời.

Người đóng cặp cùng Lý Hùng trong phim - nữ diễn viên Diễm Hương được xem là ngọc nữ của điện ảnh Việt Nam thập niên 1990. Vai Thùy Lan trong Thăng Long đệ nhất kiếm là một vai diễn gây ấn tượng của cô.
Vai Thùy Lan gây ấn tượng của Diễm Hương.

Từng tốt nghiệp trường Điện ảnh TP Hồ Chí Minh năm 1992, Diễm Hương đã trở thành biểu tượng của dòng phim thương mại những năm đầu 1990, tài năng và nhan sắc của cô đã mang lại sức sống cho nhiều vai diễn cổ trang đang thịnh hành ở giai đoạn này.

Thùy Lan là một vai diễn khó, đòi hỏi sự diễn tả nội tâm sâu sắc nhưng Diễm Hương đã hoàn toàn chinh phục người xem bằng lối diễn xuất tự nhiên của mình.
Nét buồn miên man của nhan sắc một thời trong phim Thăng Long đệ nhất kiếm.
Cô thể hiện những chuyển biến nội tâm sâu sắc.
Lý Hùng - Diễm Hương tạo nên một cặp đôi đẹp trên màn ảnh thời đó.

Phương Nhung/Dân trí


Nhà sản xuất phim Bebe Phạm cảm thấy sốc, Á hậu Huyền My, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam cảm thấy tiếc khi 3 cụm rạp Platinum sắp sửa đóng cửa vào ngày mai 24/2.

Mặc dù ra đời khá muộn nhưng hệ thống rạp Platinum Cineplex ở Royal City, Times City và Vincom Center Long Biên đã từng được xem là điểm hẹn giải trí của nhiều khán giả, nhất là khán giả trẻ. Tuy nhiên, nhiều khán giả đã rất bất ngờ khi thông tin các rạp chiếu ở những địa điểm này sẽ đóng cửa trong 3 ngày tới.

Á hậu Huyền My chia sẻ, nhà cô ở khu Royal City nên thỉnh thoảng cô cũng có xuống xem phim tại rạp Platinum Cineplex. Cảm nhận của cô về hệ thống rạp này là mọi thứ đều rất mới mẻ, sạch sẽ và hiện đại. Hệ thống phòng chiếu bố trí rất hợp lý, hệ thống âm thanh được đầu tư đạt chuẩn phòng chiếu 2D, 3D. Á hậu Huyền My cảm thấy rất bất ngờ khi nghe tin rạp Platinum Cineplex ở Royal City sẽ đóng cửa trong ngày tới.
Rạp chiếu Platinum là điểm hẹn giải trí của rất nhiều khán giả trẻ. Ảnh: Platinum.

“Cư dân ở Royal City có mật độ dân số rất đông và rạp chiếu là địa điểm giải trí giúp cư dân đỡ phải đi lại. Nhưng nếu cụm rạp này đóng cửa thì quả là một sự thiệt thòi rất lớn đối với cư dân ở đây”, Huyền My nói.

Anh Nguyễn Tuấn Đạt (26 tuổi) ở Long Biên, Hà Nội cũng chia sẻ rằng, nhà anh ở Long Biên nên anh rất hay cùng bạn bè và người thân qua xem phim ở rạp Platinum trong khu Vincom Center Long Biên. Bản thân anh thấy các phòng chiếu ở đây rất tốt, tiện nghi và hiện đại. Vào những ngày lễ hoặc ngày cuối tuần, khu vực rạp chiếu phim ở đây rất đông khán giả đến xem. Phim mà rạp Platinum ở Vincom Center Long Biên phát hành thường cập nhật nhanh. Nhân viên phục vụ khá thân thiện và chuẩn mực. Anh Đạt cho rằng, anh cảm thấy sốc khi biết tin rạp Platinum ở Vincom Center Long Biên đóng cửa.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp bày tỏ, nhà chị ở Hạ Đình - Thanh Xuân, rất gần Royal City, chị lại có thẻ Platinum nên rất khoái vào xem phim ở rạp này. Theo nữ đạo diễn này, hệ thống phòng chiếu của Platinum rất chăm nhập các phim hợp với thị hiếu của khán giả và có phần đa dạng.

“Hồi đầu mình tích cực ủng hộ vì thương rạp vắng khách nhưng về sau rạp ở Royal City đó rất đông, sôi động. Như bên đại diện Vincom trả lời là rạp phim đúng là thứ quan trọng với trung tâm thương mại đấy. Còn bẵng một quãng dài mình không xem, không rõ tình hình ra sao. Bản thân tôi thấy tiếc khi phải đóng cửa cụm rạp này vì mình vốn thích Platinum. Nhưng tôi không quá buồn vì rạp mới sẽ thay thế và mình ít khi chọn xem ở rạp trong Vincom, trừ BHD. Còn mình có chút ít kinh nghiệm với Vincom nên mình tin họ cực chẳng đã. Vì Vincom không có tiền lệ giở mặt hoặc kể lể lèm bèm. Mình tin là đến mức nào đó rồi họ mới phải xử lý như vậy. Họ thiệt nhiều nếu mất rạp chiếu. Không chỉ thiệt tiền thuê mặt bằng đâu. Cái này nên tham khảo thêm các rạp khác cũng thuê đất của Vincom xem sao. Tôi ủng hộ rạp tốt và ủng hộ rạp tốt đó kinh doanh đàng hoàng tử tế”, đạo diễn “Đập cánh giữa không trung” chia sẻ thật lòng.
Hệ thống phòng chiếu rất hiện đại với âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn phòng chiếu quốc tế. Ảnh: Platinum.

Nhà sản xuất Bebe Phạm cho rằng, là một nhà sản xuất phim nên chị biết khá rõ về hệ thống rạp Platinum. Đây là hệ thống rạp tương đối lớn và tập trung chủ yếu ở phía Bắc. Họ cũng có cả công ty phát hành phim. Dù “sinh sau, đẻ muộn” hơn so với một số đơn vị khác nhưng Platinum đã rất nỗ lực trong khâu phát hành và đầu tư cho các cụm rạp.

“Tôi thấy như mới đây, Platinum “lấy” được John Wick 2 về chiếu ở Việt Nam là một điều đáng nể vì đây là một bộ phim đang “thắng” lớn trên thế giới. Tôi từng làm việc với Mỹ nhiều nên tôi biết hành trình mang được bộ phim này về quả là không dễ. Mỹ phải xem xét điều kiện về các phòng chiếu và nhiều điều kiện khác mới chấp nhận cho phép Platinum phát hành. Tôi hơi sốc khi biết 3 cụm rạp Platinum ở Hà Nội sắp phải đóng cửa trong nay mai. Chuyện làm ăn giữa hai bên tôi không đề cập đến nhưng tôi tiếc cho một cụm rạp mạnh về cả phát hành lẫn phòng chiếu như Platinum. Tôi biết, để đạt được tiêu chuẩn phòng chiếu quốc tế như hiện nay, Platinum đã đầu tư không phải ít. Tôi từng nói chuyện với nhiều nhà đầu tư thì họ có cho tôi biết là với mức đầu tư đó, phải 3 đến 4 năm, Platinum mới có cơ hội thu hồi lại vốn được. Và bây giờ, nếu cơ sự xảy ra như thế nghĩa là đơn vị này sẽ mất trắng. Tôi cảm thấy rất tiếc cho đơn vị này”, nhà sản xuất Bebe Phạm cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Nhiêm - Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam trong một cuộc trò chuyên, có chia sẻ rằng, hệ thống cụm rạp Platinum ở Hà Nội đều đạt tiêu chuẩn phòng chiếu quốc tế. Và kể từ khi ra đời, hệ thống cụm rạp này đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thị trường phát hành và phổ biến phim nói riêng và điện ảnh Việt Nam nói riêng.

“Tôi cảm thấy rất tiếc nếu vì lý do nào đó mà 3 cụm rạp của Platinum ở Hà Nội không thể hoạt động tiếp. Tôi không hề vui một chút nào khi biết về chuyện này. Rõ ràng, Platinum đang hoạt động rất tốt và đang ngày càng được khán giả chọn làm địa điểm giải trí trung thành mỗi khi họ có nhu cầu. Nó đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi diện mạo thị trường điện ảnh Việt Nam những năm qua. Tôi cũng hơi bất ngờ khi nghe chuyện 3 cụm rạp này sắp phải đóng cửa”, ông Nhiên tâm sự.
Nhiều người không khỏi bất ngờ khi hay tin 3 cụm rạp của Platinum sắp đóng cửa. Ảnh: Platinum.

Chia sẻ với phóng viên vào chiều 22/2, ông Hải Đăng - Phụ trách truyền thông của Công ty TNHH Truyền thông Bạch Kim MVP, đơn vị đang quản lý hệ thống rạp chiếu phim Platinum cho biết hiện các cụm rạp Platinum ở Hà Nội vẫn đang mở cửa đón khách và chiếu phim bình thường. Tính đến thời điểm hiện tại, có 12 phim đang bán vé và công chiếu. Ông Hải Đăng cũng khẳng định, thông tin sẽ đóng cửa 3 cụm rạp Platinum tkhông gây ảnh hưởng đến hoạt động phát hành phim của công ty. Mặc dù lượng khách có đến ít hơn nhưng đó không phải là nỗi lo lắng lớn. Ông Đăng cho biết, đơn vị này sẽ sớm có thông tin gửi đến các cơ quan báo chí khi đã họp thống nhất.


Rạp chiếu phim ở Royal City có diện tích 6.300 m2 trên 2 mặt sàn tầng B2 và B3, với 10 phòng chiếu phim. Trong đó có 3 phòng được trang bị công nghệ 3D Digital và 7 phòng với 2D Digital, sức chứa tổng cộng 1.700 chỗ ngồi.

Rạp chiếu ở Times City có diện tích gần 5.400 m2, 11 phòng chiếu và 2.100 ghế ngồi, là quần thể rạp chiếu phim hiện đại bậc nhất Việt Nam và khu vực với hệ thống công nghệ tối tân của thế giới.

Platinum Cineplex – Long Biên nằm trong TTTM Vincom Center Long Biên, có tổng diện tích lên đến 3.400 m2. Cụm rạp có 7 phòng chiếu phim 2D và 3D Digital và hơn 1300 chỗ ngỗi trong một không gian độc đáo, tinh tế và sang trọng theo phong cách châu Âu.

Không chỉ đầu tư vào các thiết bị trình chiếu phim, Platinum còn hướng đến sự thoải mái và thân thiện với khách hàng bằng những sáng tạo không ngừng. Các phòng chiếu phim không chỉ đẹp, sang trọng mà còn được áp dụng các công nghệ hiện đại nhất với hệ thống ghế có nút điều chỉnh.

Trước đó, vào tối 20/2, sau vài tháng đàm phán bất thành, Multivision (chủ đầu tư của Platium), nhận được thông báo mới nhất của Tập đoàn Vingroup gia hạn thêm 3 ngày để hệ thống Platinum di chuyển mọi thiết bị khỏi 3 trung tâm chiếu phim đóng tại Vincom. Theo đó, 3 cụm rạp Platinum sẽ ngừng hoạt động và xúc tiến các thủ tục hoàn trả mặt bằng từ ngày 24/2.


Hà Tùng Long/ Dân trí

“Chúng tôi chỉ muốn đem đến sự thú vị, mới mẻ cho khán giả”, trước những ý kiến cho rằng dàn HLV Giọng hát Việt năm nay ăn mặc lòe loẹt, kỳ dị; nhận xét không nhằm vào chuyên môn âm nhạc…; ca sĩ Đông Nhi đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh vấn đề này.

Vừa xuất hiện trong tập đầu tiên của chương trình The Voice 2017 (Giọng hát Việt), Thu Minh, Tóc Tiên, Noo Phước Thinh và Đông Nhi đã khiến dư luận phản ứng vì vấn đề trang phục. Cư dân mạng cho rằng, dù cố gắng gây ấn tượng nhưng dàn HLV bị phản tác dụng với phong cách thời trang lòe loẹt, kỳ dị. Phản ứng của Đông Nhi thế nào?

Khi chương trình lên sóng, tôi cũng như các HLV khác cũng phải nghe ý kiến từ khán giả, những gì chưa tốt, chưa phù hợp sẽ được điều chỉnh lại. Thực sự, cả 4 HLV như chị Thu Minh, Tóc Tiên, tôi và Noo Phước Thịnh cũng chỉ mong muốn đem lại sự thú vị, tươi trẻ đến cho khán giả trong chương trình Giọng hát Việt năm nay. Chính vì thế mà các HLV đều tạo hình ảnh khác hoàn toàn những năm trước.

Dàn HLV Giọng hát Việt 2017 bị phản ứng vì trang phục lòe loẹt, tạo hình kỳ dị.



Với hình ảnh, trang phục như vậy, dàn HLV có sự bàn bạc trước hay không?

Đó hoàn toàn là sự trùng hợp, không hẹn mà gặp giữa 4 HLV đều tạo dấu ấn, điểm nhấn đồng điệu về ngoại hình. Ngoài những ý kiến trái chiều, 4 HLV cũng nhận được những phản hồi tích cực khi đem lại sự mới lạ cho mùa giải năm nay. Trên mạng cũng có nhiều ảnh chế dễ thương về phục trang của dàn HLV.

Bản thân trang phục của tôi cũng nhận được những phản hồi tích cực của khán giả đấy chứ.

Vậy Đông Nhi muốn tạo dựng một hình ảnh HLV như thế nào tại mùa giải năm nay?

Khi nhận lời ngồi ghế nóng trong chương trình này, tôi muốn tạo hình ảnh thế nào để có được thiện cảm từ khán giả cũng như các thí sinh. Chính vì vậy, từ những tập đầu tiên, tôi muốn đem lại hình ảnh một nữ HLV tươi mới, vừa ấn tượng nhưng vẫn có sự điềm tĩnh, nữ tính.

Bên cạnh những ý kiến trái chiều về trang phục, dàn HLV năm nay, ngoài Thu Minh thì các HLV khác như Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh và cả Đông Nhi đều bị đặt dấu chấm hỏi về chuyên môn, sự từng trải cũng như kinh nghiệm để… dạy dỗ các thí sinh? Cảm giác của chị như thế nào trước những nghi vấn này?

Không ai là người hoàn hảo cả. Tôi biết mình là ai và mình sẽ làm được gì khi nhận lời mời ngồi ghế nóng. Từ khi bước vào showbiz, tôi đã quen với những lời khen chê nên tôi vẫn giữ vững tinh thần, không bị dao động. Tuy nhiên, với những ý kiến đúng, mang tính xây dựng từ khán giả, tôi sẵn sàng tiếp thu và không ngừng học hỏi để hoàn thiện, trau dồi bản thân. Đối với bất kỳ ai, ở tuổi nào thì sự học hỏi không bao giờ là thừa cả.


Đồng hành cùng Đông Nhi tại Giọng hát Việt là bạn trai Ông Cao Thắng. Trang phục của Đông Nhi ít bị phản ứng nhất trong dàn HLV khi xuất hiện những tập đầu tiên.



Có thông tin là Đông Nhi được ngồi ghế nóng là do sức ép của... nhà tài trợ?

Việc nhận được lời mời từ cuối năm ngoái là bất ngờ đối với tôi cũng như cả ê kíp. Và tôi đã rất đắn đo trước khi gật đầu ngồi ghế nóng trong chương trình.

Bản thân tôi luôn hướng đến giới trẻ. Với kinh nghiệm, thời gian dài hoạt động trong showbiz, từng trải qua các cung bậc cảm xúc, từ chặng đường đầu tiên rất vất vả trong nghề, từng trải qua những thất bại và vẫn nuôi dưỡng niềm đam mê ca hát, tôi tự tin để truyền lại cho các em những kinh nghiệm để có nhiều cơ hội đến gần với công chúng.

Có thể về độ tuổi, về chuyên môn, tôi cũng như Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh trẻ hơn chị Thu Minh nhưng chúng tôi lại có lợi thế là gần hơn với thế hệ mới. Chúng tôi nắm bắt và chia sẻ với những tâm tư, nguyện vọng của các em, cách truyền đạt kinh nghiệm gần gũi hơn. Bộ ba HLV cũng đều là những nghệ sĩ trên dưới chục năm hoạt động trong nghề, đạt được những giải thưởng… Chúng tôi đã được những người có kinh nghiệm trong sản xuất, được BTC đặt niềm tin thì chúng tôi cũng sẽ phải làm hết sức để đáp lại niềm tin đó.

Ca sĩ Tóc Tiên từng chia sẻ, chị không đọ được với Thu Minh về kinh nghiệm thanh nhạc nhưng chị tự tin rằng sẽ giúp các thí sinh trình diễn gợi cảm, thu hút trên sân khấu. Còn Đông Nhi thì sao? Chị tự tin vào thế mạnh gì của mình?

Mỗi một HLV có cá tính riêng và chiến lược riêng để thu hút cũng như truyền đạt kinh nghiệm tới các thí sinh. Bản thân tôi, sẽ dùng cái tâm của mình để đem lại cho các em thí sinh những điều phù hợp nhất với bản thân mình. Tôi tin rằng, sự giúp sức của mình sẽ giúp các em không chỉ có cơ hội chiến thắng tại cuộc thi mà còn giúp các em định hướng được con đường sự nghiệp tương lai của mình.

Tôi làm việc rất kỹ với thí sinh trong những ngày làm việc đầu tiên, rằng mục đích các bạn đến sân chơi này là gì? Tôi sẽ đồng hành cùng các bạn, hướng dẫn cho các bạn không chỉ tại cuộc thi mà cả chiến lược lâu dài sau này nữa. Không chỉ giúp các thí sinh xử lý ca khúc, tôi còn chia sẻ, giúp các bạn dàn dựng bài vở cho mới mẻ, tìm ra phong cách trình diễn phù hợp nhất…

Theo Nguyễn Hằng/ Dân trí

Trong khuôn khổ vòng 6 V.League 2017 vào chiều qua 19.2, trên sân Thống Nhất TP.HCM, các cầu thủ đội bóng đá Long An đã rời sân để phản ứng đối với quyết định của trọng tài Nguyễn Trọng Thư trong trận gặp chủ nhà TP.HCM ở trận “chung kết ngược” .


Theo đó, từ tình huống quả treo bóng ngoài vòng cấm của đồng đội, tiền đạo Dyachenko té ngã sau khi lao vào tranh chấp với Hoàng Lâm (Long An) khi bị trọng tài Trọng Thư thổi phạt quả đá phạt 11m ở phút 81 của trận đấu, các cầu thủ Long An đã phản đối kịch liệt quyết định này.

Sau đó, các cầu thủ Long An tiếp tục phản đối quyết định của trọng tài bằng cách rời sân về khu vực kỹ thuật khiến trận đấu bị tạm hoãn đến gần 10 phút. Dù được trọng tài kêu gọi trở lại sân thi đấu nhưng các cầu thủ Long An đã phớt lờ.

Thay vào đó, đội khách chỉ để một mình thủ môn Minh Nhựt vào sân bắt quả phạt 11m của Victor. Nhưng Minh Nhựt lại đứng quay lưng với Victor thể hiện thái độ không muốn bắt phạt đền và tiền đạo của TP.HCM đã dễ dàng dứt điểm ghi bàn nâng tỉ số lên 3-2.



Các cầu thủ Long An phản đối trọng tài, thủ môn quay lưng "không thèm" bắt bóng, sau đó các cầu thủ rời sân... "không thèm" đá bóng

Sau bàn thua, các cầu thủ Long An đã không còn muốn thi đấu nữa khi chỉ số ít cầu thủ trở lại sân. Họ giao bóng rồi toàn đội đứng yên để cầu thủ TP.HCM dễ dàng dẫn bóng xuống tận cầu môn và ghi thêm 2 bàn thắng nữa. Trận đấu được bù giờ thêm 10 phút nhưng trước thái độ không muốn thi đấu của đội khách, trọng tài Thư đã cho trận đấu sớm kết thúc. Trận đấu khép lại với tỉ số 5-2 cho TP.HCM.

Trả lời báo chí trong buổi họp báo, HLV Ngô Quang Sang cho biết, sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như sau khi mổ băng mà tình huống đó Long An sai. Nhưng vị HLV này cũng đưa ra ý kiến, nếu sai liệu trọng tài Nguyễn Trọng Thư có bị xử lý hay không?

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng: Đây là hành vi phi thể thao không thể chấp nhận được.
Ngay sau khi trận đấu giữa chủ nhà TP.HCM và đội khách Long An kết thúc, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã lập tức yêu cầu BTC giải phải xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng lại tình huống trên sân Thống Nhất và báo cáo về Tổng cục TDTT. Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng đã nghiêm khắc phê phán hành vi quay lưng của thủ môn, đứng yên để đối thủ ghi bàn của cầu thủ đội Long An, khiến trận đấu phải bù giờ thêm 10 phút. “Đây là hành vi phi thể thao, không thể chấp nhận được. Tổng cục TDTT yêu cầu VFF, BTC giải phải xử lý nghiêm vi phạm của các cá nhân và tập thể đội bóng Long An. Tổng cục TDTT cũng yêu cầu VFF, BTC giải phải có biện pháp mạnh mẽ chấn chỉnh các hành vi phi thể thao, thiếu văn hóa trên sân cỏ”, ông Thắng nói. (T.S)

V. Linh/ Báo Văn Hóa

Khi tôi đề nghị viết bài về ông, ông từ chối khéo “Đừng viết về tôi, còn nhiều người thú vị hơn tôi lắm”. Nhưng tìm hiểu những công trình ông viết hay những bài báo viết về ông, tôi càng hiểu vì sao người ta coi ông là cuốn từ điển về lịch sử. Ông là GS-NGND Phan Huy Lê – người vừa được trao giải thưởng Hồ Chí Minh danh giá.


GS Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú…

Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế. GS Phan Huy Lê được đánh giá là một trong những chuyên gia nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết, ông đến với con đường sử học như một lẽ… bất đắc dĩ.

“Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi cùng vài người bạn ra Thanh Hoá học đại học. Trên đường đi, do máy bay ném bom liên tục nên chúng tôi đến nhập học muộn 5 ngày. GS Trần Văn Giàu - hiệu trưởng nhà trường khi đó đã bắt cả nhóm vào học ban văn – sử, trong khi nguyện vọng của tôi là học lớp toán - lý. Tôi đã bị ép học sử một cách bất đắc dĩ, nhưng càng tìm hiểu, tôi càng thấy nó thú vị” - ông kể lại.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), dưới sự dẫn dắt của GS Đào Duy Anh.
GS Phan Huy Lê.

Chỉ hai năm sau, ông được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền. Ngoài việc giảng dạy trong nước, ông còn tham gia giảng dạy cho nhiều trường đại học trên thế giới như Đại học Paris (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)...

Từ năm 1988 đến nay, ông liên tục là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Học hàm Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...

Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử, trong đó có những công trình nổi bật như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ”, “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Phong trào nông dân Tây Sơn”, “Lịch sử và văn hoá Việt Nam”, “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, “Tìm về cội nguồn”, “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”…

Năm 2000, ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học – công nghệ với tác phẩm “Tìm về cội nguồn”.

Năm 2016, công trình “Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận” của ông vừa được trao giải thưởng Hồ Chí Minh danh giá. Đây là công trình duy nhất trong lĩnh vực lịch sử được trao tặng giải thưởng trong đợt này.

Công trình là tập hợp nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của GS Phan Huy Lê trong thời gian 10 năm, kể từ 1998. Điểm đặc biệt nhất ở công trình này là cách tiếp cận đa tuyến và toàn diện, mở rộng cả về không gian và thời gian trong lịch sử Việt Nam.

Theo đó, lịch sử cổ đại Việt Nam không chỉ có lịch sử của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc mà còn bao gồm nhà nước Chăm Pa và nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Ốc Eo và nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ. Việt Nam kể từ khi lập quốc đến nay đã là quốc gia đa tộc người.

Công trình nghiên cứu này của ông đã trở thành tài liệu giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước, đồng thời cung cấp những chứng cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là với vùng đất Trung Bộ và Nam Bộ.

Ở cái tuổi ngoài 80, ông vẫn say mê nghiên cứu những vấn đề thuộc về lịch sử, đặc biệt là lịch sử cổ đại, vốn đã ít nhiều bị lãng quên hoặc có những cách hiểu sai.

Ông cho rằng, nguồn gốc vua Thục Phán – An Dương Vương vốn là một thủ lĩnh người Tày cổ, vua nước Nam Cương với thủ phủ là miền đất Cao Bằng ngày nay. Vì thế, sự thành lập nước Âu Lạc vốn không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính từ bên ngoài mà là sự hợp nhất về dân cư và đất đai trong nội bộ các tộc Việt, chủ yếu là giữa Tây Âu và Lạc Việt.

Ông cũng khẳng định, nhà nước Nam Việt của Triệu Đà tuy có mang danh nghĩa phục hưng độc lập cho một số cộng đồng người Việt cổ nhưng thực chất nhà Triệu đã xâm lược Âu Lạc, mở ra kỉ nguyên 10 thế kỉ Bắc thuộc của người Việt.

Trở thành nhân vật nổi tiếng trong giới nghiên cứu sử học, ông cho rằng, người có ảnh hưởng nhiều nhất tới mình chính là GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh. “Đó đều là những người thầy đáng kính của tôi. Các thầy đã cho tôi niềm đam mê với sử học và có được thành công như hôm nay” – ông chia sẻ.


GS Phan Huy Lê được phong học hàm Giáo sư năm 1980, Nhà giáo Ưu tú (1988), Nhà giáo Nhân dân (1994); được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), hạng Nhì (1994), hạng Ba (1974); được tặng Giải thưởng Nhà nước (2000), Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ của chính phủ Pháp (2002); được trao danh hiệu Công dân ưu tú của Thủ đô (2010), danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Học viện Pháp quốc (2011). Ông cũng là người xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá, sáng lập khoa Đông phương học của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.

Theo Khánh Vy
Công An Nhân Dân

Bộ phim cảm động về tình phụ tử của đạo diễn Lương Đình Dũng được lựa chọn trình chiếu và tham gia tranh giải tại Liên hoan phim độc lập uy tín của nước Mỹ.


Bộ phim truyện dài Cha cõng con (tựa tiếng Anh: Father and Son) có độ dài 90 phút, mới được ban tổ chức Liên hoan phim Quốc tế Boston (BIFF) lần thứ 15 lựa chọn trình chiếu và tham gia tranh tài cùng nhiều tác phẩm điện ảnh ngoại khác.

Đây là sự kiện điện ảnh thường niên lần thứ 15 của Boston với sự tham gia của nhiều bộ phim dài, phim ngắn đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo Ban Tổ chức, các tác phẩm trình chiếu năm nay được tuyển chọn nghiêm ngặt từ 3281 phim gửi đến.
Đạo diễn Lương Đình Dũng (áo đỏ) và các diễn viên tham gia phim. Ảnh: ĐLP.

Những bộ phim trình chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Boston sẽ cùng nhau tranh tài ở 17 hạng mục của liên hoan phim. Mỗi hạng mục sẽ có ba giải được trao, cũng như cúp lưu niệm dành cho những cá nhân xuất sắc tham dự BIFF. Các hạng mục trong Liên hoan phim được chia theo thể loại, bao gồm: phim truyện dài, phim ngắn, phim tài liệu, phim hoạt hình và phim thể nghiệm.

Theo kế hoạch, Liên hoan phim Quốc tế Boston năm nay sẽ diễn ra trong năm ngày từ 13 tới 17/4. BIFF là liên hoan phim lớn nhất tại bang Massachusetts nói riêng và nước Mỹ nói chung.
Một cảnh trong phim Cha cõng con khi quay tại vùng núi Hà Giang. Ảnh: ĐLP.

Trước tin vui trong những ngày đầu năm mới, đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ: “Liên hoan phim Quốc tế Boston là một trong những sự kiện điện ảnh rất lớn mà Cha cõng con có vinh dự tham gia kể từ lúc bộ phim hoàn thành. Tôi không thực sự nghĩ ban tổ chức sẽ chọn lựa đứa con tinh thần của mình. Do đó, tôi cảm thấy bất ngờ và rất vui khi nay có cơ hội quảng bá Cha cõng con tới khán giả nước Mỹ. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, khán giả Việt Nam sẽ sớm được thưởng thức bộ phim ngoài rạp trong giữa năm nay”.
Bộ phim được đánh giá là mang ý tưởng độc đáo và gây nhiều xúc động về tình cha con. Ảnh: ĐLP.

Trước Cha cõng con, vào năm 2012, bộ phim Chạm của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Đức Minh, xoay quanh chuyện một anh thợ sửa xe và một cô gái làm móng tay sống tại Mỹ, từng có buổi ra mắt tại sự kiện tương tự và sau đó được ban tổ chức trao giải Quay phim xuất sắc.

Cha cõng con (Father and Son) được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên viết năm 1995 của đạo diễn Lương Đình Dũng. Chuyện phim kể về một cậu bé luôn mơ ước được chạm tay vào những đám mây bay trên bầu trời, và một người cha cả đời quanh quẩn đánh cá bên bờ sông. Cậu bé ấy tên Cá, lớn lên hồn nhiên như những con tôm, con cá. Hàng ngày, cậu tưởng tượng về vùng đất màu nhiệm trong những câu chuyện kể lung linh của một ông lão mù. Cậu mơ ước một ngày lớn lên sẽ được đến cái nơi huyền diệu ấy. Nhưng Cá không còn đủ thời gian, không thể đợi mình lớn lên, cũng không thể đợi bố bắt đủ hàng triệu con cá để chữa bệnh cho mình. Và người cha cõng con đi, đi mãi cho con nhìn thấy cuộc đời trước khi không thể... Các diễn viên tham gia Cha cõng con chủ yếu là nghiệp dư, ngoại trừ NSƯT Trần Hạnh trong vai ông mù và Ngô Thế Quân (nam diễn viên chính của Thời xa vắng) trong vai người cha. Riêng nhân vật Cá do cậu bé mồ côi Đỗ Trọng Tấn đến từ làng trẻ em SOS Việt Trì, Phú Thọ đảm nhận.

Hà Tùng Long/ Dân trí

Chiều 17/2, tại studio Vũ Trọng Thuấn (TP Đà Nẵng) đã khai mạc “Triển lãm hội họa mùa xuân 2017” thu hút được nhiều sự quan tâm.


Triển lãm lần này trưng bày trên 40 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 11 họa sĩ nổi tiếng, từng đoạt nhiều giải thưởng về hội họa trong và ngoài nước gồm: Vũ Trọng Thuấn, Hoàng Đặng, Vũ Dương, Lê Huỳnh, Duy Ninh, Quang Huy, Thân Trọng Dũng, Nguyễn Tường Vinh, Nguyễn Trung Kỳ, Lê Công Dũng và Hồ Đình Nam Kha.

Triển lãm thu hút nhiều người quan tâm

Các tác phẩm thể hiện các chủ đề về Đà Nẵng, Hội An, biển, cảnh sinh hoạt của người dân… với các chất liệu sơn dầu, tổng hợp, khắc gỗ, sơn mài. Các tác giả đã tạo nên một bức tranh lớn đa phong cách, đa sắc màu với những đường nét, bút pháp trẻ trung và sáng tạo.

Gây ấn tượng nhất phải kể đến hai bức tranh sơn mài với khổ lớn được trưng bày ở tầng 1 và tầng 2 với mong muốn của họa sĩ Vũ Trọng Thuấn là để tranh ở lại mãi với mình.

Tác phẩm Bốn mùa của họa sĩ Vũ Trọng Thuấn

Triển lãm thu hút nhiều họa sĩ và người yêu thích tranh đến thưởng thức. Triển lãm còn là nơi mà các họa sĩ gặp mặt đầu năm, vui mừng trò chuyện, bình luận tranh…

Được biết, cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 16/3/2017 nhằm đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích hội họa của thành phố Đà Nẵng và cũng nhằm chào mừng Hội nghị quốc tế APEC sắp tới.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:






Tâm Tú - Vinh Vi/ Dân trí

Mùa phim Tết vừa qua được xem là “mùa” ảm đạm và tồi tệ nhất của phim Việt khi tất cả các phim đều đạt doanh thu rất thấp, thấp hơn cả những phim nhập ngoại bị chê dở. Vậy đâu là nguyên nhân khiến phim Việt thất bại thảm hại đến thế?


Phim Việt chiếu Tết đạt mức điểm thấp nhất

Tết Đinh Dậu vừa qua, theo dự kiến sẽ có 4 phim Việt ra rạp là: “Rừng xanh kỳ lạ truyện”, “Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh KungFu”, “Bạn gái tôi là sếp” và “Nàng tiên có 5 nhà”. Những phim này được khởi chiếu từ 16/1/2017 đến 3/2/2017 (mùng 7 tết). Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có 3 phim chiếu vào những ngày Tết Nguyên đán, còn “Bạn gái tôi là sếp” lại lùi lịch chiếu đến mồng 7 Tết (3/2) tức là khi kỳ nghỉ Tết đã kết thúc.

Theo đơn vị phát hành CGV, trong 3 phim Việt chiếu Tết thì chỉ có “Nàng tiên có 5 nhà” của đạo diễn Trần Ngọc Giàu là đạt 23 tỷ, xếp hàng thứ 3 trong tổng số 5 phim có doanh thu cao nhất dịp Tết. Ngoài ra, theo đơn bị phát hành Galaxy, sau 4 ngày công chiếu, “Bạn gái tôi là sếp” cũng đã cán mốc 16 tỷ với 230.000 lượt xem. “Rừng xanh kỳ lạ truyện” cũng bị đơn vị phát hành nhanh chóng rút suất chiếu nên doanh thu chỉ mang về hơn 10 tỷ.

Trong khi đó, phim dẫn đầu về doanh thu chiếu Tết lại thuộc về phim Mỹ “xXx: Return of Xander Cage” của Vin Diesel với hơn 40 tỷ đồng và “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện” phần hai của Châu Tinh Trì đạt gần 40 tỷ đồng sau 6 ngày ra mắt. Điều đáng nói là “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện” là bộ phim gây khá nhiều tranh cãi về nội dung. Phần lớn ý kiến cho rằng, đây là bộ phim khá nhàm chán, kém hấp dẫn và không phù hợp với trẻ em. Tuy nhiên, bộ phim này vẫn “vượt mặt” 3 phim Việt có sự đầu tư đáng kể về kịch bản, dàn diễn viên và quy mô thực hiện.
"Nàng tiên có 5 nhà" là phim Việt duy nhất đạt doanh thu cao trong dịp Tết. Ảnh: ĐLP.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ phim Việt bị lép vế so với phim ngoại ngay trên “sân nhà”, ngoài lý do tâm lý hướng ngoại của số đông khán giả thì một phần do phim Việt bị dán nhãn phân loại độ tuổi. Theo đó, cả 3 phim Việt chiếu Tết đều bị giới hạn độ tuổi từ C13 - C16 khiến cho nhiều gia đình muốn đi xem phim cùng nhau cũng rất khó khăn.

Bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng, trong số 5 phim Việt chiếu trước và trong dịp Tết Đinh Dậu, chỉ 1 phim hòa vốn, 4 phim còn lại doanh thu rất thấp, thậm chí có phim “mất trắng” sau khi trừ các chi phí. Tuy nhiên, bà Lan khẳng định, việc dán nhãn phân loại độ tuổi xem phim có hạn chế đối tượng khán giả nhưng không phải là nguyên nhân khiến phim Việt thất thu. Theo bà Ngô Phương Lan, nguyên nhân chính khiến phim Việt thất thu vẫn là do chất lượng chưa đủ sức thu hút người xem.

“Việc thẩm định, đánh giá chất lượng phim được chấm theo 3 thang điểm: Loại 1 (từ 5-6,5 điểm); Loại 2 (từ 6,6- 8,5 điểm); Loại 3 (từ 8,6 đến 10 điểm). Phim Tết các năm trước hầu hết chất lượng đạt loại 2. Năm nay, các phim chỉ đạt loại 1 (5-6 điểm), mặc dù sử dụng nhiều chiêu trò”, bà Ngô Phương Lan cho biết.

Mượn chuyện dán nhãn để đẩy phim Việt vào thế khó?

Thực tế, cho đến nay, việc dán nhãn phim để phân loại theo độ tuổi vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Và điều này đã gây không ít phiền toái cho các nhà sản xuất phim Việt và nhà phát hành phim khi nhập phim ngoại về chiếu tại Việt Nam.

Ông Phi Long - đại diện truyền thông của phim “Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh kungfu” cho biết, bộ phim này được Cục Điện ảnh xếp loại C13 - không dành cho khán giả dưới 13 tuổi nhưng khi ra rạp lại bị hệ thống phát hành tự dán nhãn C16 - không dành cho khán giả dưới 16 tuổi. Điều này khiến nhà sản xuất bị mất đi một lượng đáng kể khán giả từ 13 đến 15 tuổi là đối tượng khán giả đầy tiềm năng của phim. Mặc dù sau đó, một số rạp chiếu đã có sự điều chỉnh nhưng sự điều chỉnh này rất chậm, thậm chí qua hết các “ngày vàng” dịp nghỉ lễ mới điều chỉnh. Chính sự “kỳ lạ” này đã khiến nhà sản xuất phải đặt câu hỏi, có hay không việc mượn chuyện dán nhãn để đẩy phim Việt vào thế khó?.

Ông Phi Long cũng bày tỏ rằng, ngay từ đầu, khi cả ba phim Việt xuất xưởng bị gắn nhãn mác giới hạn độ tuổi C13 (cấm trẻ em dưới 13 tuổi) và C16 ông đã dự đoán phim Việt sẽ “thua”.

Bản thân bà Bích Liên - Giám đốc công ty Sóng vàng, đơn vị sản xuất “Rừng xanh kỳ lạ truyện” từng thắc mắc là phim này không hề có cảnh bạo lực, hở hang... chỉ đơn thuần là phim hài mà bị dán nhãn C13.

“Phim này mà bảo tôi sửa lại để được dán nhãn P thì tôi cũng không biết sửa cái gì, vì nó có cảnh hở hang bạo lực hay phản cảm gì đâu mà cắt”, bà Liên nhấn mạnh.

Mới đây, bộ phim “50 sắc thái Đen” (50 Shades Darker) cũng đã buộc phải lùi ngày hoãn chiếu một ngày do Hội đồng thẩm định phim truyện yêu cầu cắt bớt cảnh nhạy cảm. Theo đó, bản gốc của phim có độ dài 118 phút đã bị cắt mất 7 phút còn lại 111 phút khi chiếu tại Việt Nam và được dán nhãn C18 (cấm đối tượng khán giả dưới 18 tuổi).
"Rừng xanh kỳ lạ" truyện là phim hài đơn thuần, không có cảnh hở hang, bạo lực, phản cảm... nhưng lại bị dán nhãn C13. Ảnh: ĐLP.

“John Wick: Chapter 2” đã phải hoãn lịch chiếu tới 2 lần do phải chờ Hội đồng duyệt phim “xem đi xem lại” để bắt nhà phát hành bỏ bớt những cảnh bạo lực, cắt sửa cho phù hợp với tiêu chí của Việt Nam thì mới được cấp giấy phép phát hành phim. Theo đó, bản gốc của phim là 122 phút đã bị cắt sửa lại còn 121 phút và được dán nhãn C18.

Trong khi có những phim bị kiểm duyệt rất “chặt tay” thì cũng có những phim bị đánh giá là “lòng tay” quá mức. Đơn cử như “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2” của Châu Tinh Trì bị nhiều khán giả cho là có rất nhiều cảnh bạo lực, cảnh “trai gái” và cảnh mặc hở hang… nhưng vẫn được dán nhãn P - dành cho đối tượng thông thường. Chính điều này đã khiến nhiều phụ huynh có những phản ứng khá gay gắt và tỏ ra lo ngại khi con trẻ muốn xem phim.

Ông Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia khẳng định, Hội đồng duyệt phim không hề phân biệt giữa phim nội và phim ngoại mà chỉ căn cứ vào hình thức và nội dung thể hiện. Nhưng với bảng tiêu chí phân loại phim mới vừa áp dụng từ năm 2017 thì Hội đồng duyệt phim quốc gia vẫn vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.

Bà Ngô Phương Lan cũng cho rằng, việc cấp phép phổ biến phim tại rạp được thực hiện theo Luật Điện ảnh. Phim được cấp phép là phim không vi phạm “Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh” quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh và Điều 9 Nghị định 54/2010. Việc phân loại theo độ tuổi là một công đoạn nằm trong quá trình thực hiện việc thẩm định và cấp phép phổ biến phim. Bởi vậy, nếu phim chứa những cảnh vi phạm luật, nhà sản xuất, nhà phát hành có thể xin rút không phổ biến tại Việt Nam hoặc chỉnh sửa cho hết những cảnh vi phạm đó.

Thực tế thì việc phân loại phổ biến phim theo độ tuổi là việc mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, bên cạnh việc dán nhãn thì họ còn có những cảnh báo mang tính tư vấn để người xem có thể hiểu được nội dung phim mà có những lựa chọn phù hợp trước khi vào rạp. Ở Việt Nam, điều này là chưa hề có.

Hà Tùng Long/Dân trí

Chưa bao giờ các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội lại được ban hành liên tiếp như thời gian gần đây. Bám sát thực tiễn, kịp thời chấn chỉnh những phản cảm, biến tướng, bạo lực…, sự quyết liệt trong công tác quản lý trên thực tế đã mang đến chuyển biến tích cực trong bức tranh có nhiều gam màu sáng - tối là lễ hội.


Nhiều như… văn bản quản lễ hội (!)


Vệt văn bản thể hiện dấu ấn quản lý và quan điểm xuyên suốt của Bộ VHTTDL, không cho phép tổ chức những hội thi chọi trâu trái phép, trục lợi tại các địa phương đã liên tiếp được ban hành trong suốt hai mùa lễ hội 2016, 2017. Khi dậy lên làn sóng dư luận trước sự lan tràn của những hội thi nhuốm sắc màu bạo lực, Bộ VHTTDL đã liên tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương không tổchức những hoạt động lợi dụng lễ hội để trục lợi. “Trong mùa lễ hội 2016, Bộ đã gửi công văn chỉ đạo các Sở VHTTDL, Sở VH & TT Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bình Phước, Sơn La, yêu cầu chấn chỉnh, xử lý sai phạm tại các hội thi chọi trâu trái phép; đồng thời kiên quyết không cho tái diễn những lễ hội kích động bạo lực này”, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy cho biết.

Mùa lễ hội 2017, Bộ tiếp tục gửi văn bản yêu cầu hai tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái chấn chỉnh, xử lý sai phạm khi để diễn ra các hội thi chọi trâu trái phép trên địa bàn.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt này được thể hiện tại Thông tư 15/2015 quy định về tổ chức lễ hội do Bộ VHTTDL ban hành vào cuối năm 2015, ngay trước thềm mùa lễ hội 2016, nêu rõ: Không tổ chức các lễ hội có nội dung: kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó có thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị; mô tả cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác và mô tả những hành động tội ác khác…

Trước đó, khi lễ hội làng Ném Thượng gây xôn xao dư luận với hủ tục chém lợn giữa sân đình; lễ hội Cầu Trâu tại các xã Hương Nha, Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) gây phản cảm với hình ảnh đập đầu trâu đến chết, cùng với các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã trực tiếp đối thoại với cộng đồng ở Hương Nha, Xuân Quang để đi đến thống nhất loại bỏ hủ tục đập đầu trâu trong lễ hội. Lễ hội làng Ném Thượng sau các hội thảo, tọa đàm khoa học do Bộ VHTTDL và địa phương tổ chức, cuối cùng, hủ tục chém lợn công khai đã được cộng đồng nhất trí loại bỏ và thực hiện trong hai mùa lễ hội 2016, 2017.

Tại hai lễ hội cướp phết đã trở thành điểm nóng dư luận trong mùa 2016: Bàn Giản (Vĩnh Phúc) và Hiền Quan (Phú Thọ), ngay từ sớm, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã trực tiếp làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với cộng đồng địa phương tại Bàn Giản, Hiền Quan tìm giải pháp chấn chỉnh. Một mùa lễ hội “sạch” đã diễn ra trong năm 2017 khi người dân Bàn Giản quyết định thay thế việc cướp phết bằng nghi thức mang tính trình diễn. “Kịch bản” tổ chức cướp phết tại Hiền Quan dù đã “vỡ” khi hoạt động tranh cướp phết tiếp tục tạo nên sự hỗn loạn nhưng cũng đã đặt ra những vấn đề cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong mùa lễ hội năm sau.

“Bộ VHTTDL luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng, chủ động khi mỗi mùa lễ hội bắt đầu. Đơn cử, chuẩn bị cho mùa lễ hội 2017, Hội nghị Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 đã được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trực tiếp chủ trì, chỉ đạo những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý khi mùa lễ hội mới đang đến gần.

Tháng 10.2016, Bộ VHTTDL tiếp tục ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Ngày 28.12.2016, Bộ gửi văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở VHTTDL, Sở VH & TT, Sở Du lịch các tỉnh, thành trực thuộc TƯ yêu cầu tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lễ hội đầu xuân 2017…”, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy cho biết.




Cùng với việc kịp thời ban hành các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội, lãnh đạo Bộ VHTTDL và các đơn vị chức năng của Bộ trực tiếp kiểm tra công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Trần (Nam Định), đền Trần (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam), Lễ hội phết Hiền Quan (Phú Thọ), đền Đông Cuông (Yên Bái), đền Bảo Hà (Lào Cai), chùa Hương (Hà Nội). Trong ảnh: Lãnh đạo Bộ VHTTDL kiểm tra công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Trần (Nam Định), đền Trần (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam)

Ngồi ghế “nóng”, phản ứng nhanh

Cùng với những diễn biến thời sự trong mùa lễ hội đang diễn ra, Bộ VHTTDL đã soạn và có tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm (Tờ trình số 17/TTr- BVHTTDL ngày 24.1.2017). Gần đây nhất, ngày 15.2, Bộ VHTTDL tiếp tục gửi Công văn số 515/ BVHTTDL- VHCS tới các Bộ, ngành TƯ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ yêu cầu tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Trước và trong mùa lễ hội, hàng chục đoàn kiểm tra do lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị chức năng là Thanh tra, Cục Văn hóa cơ sở đã tổ chức thị sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại một số di tích, lễ hội trọng điểm như lễ hội Đền Trần ở Nam Định, Thái Bình; lễ hội Đền Trần Thương (Hà Nam)…

“Song song với hoạt động thanh kiểm tra, Bộ trưởng, các Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị chức năng cũng đã thường xuyên, chủ động cung cấp thông tin, thể hiện quan điểm, định hướng chỉ đạo về quản lý lễ hội trên Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các phương tiện truyền thông. Thông qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh các địa phương để xảy ra những biến tướng, tiêu cực trong lễ hội. Mặt khác, hầu như không có một điểm nóng lễ hội nào lại thiếu vắng các cán bộ giám sát do Bộ phân công…”, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL khẳng định.

Bà Trịnh Thị Thủy cũng chia sẻ: “Ngồi ghế nóng, phản ứng nhanh, ngay từ đầu mùa lễ hội, lãnh đạo Cục luôn giám sát diễn biến, tình hình, chủ động ứng phó với những biến tướng, tiêu cực nảy sinh. Vì vậy, trước các hiện tượng phản cảm như nhà sư ném lộc ở chùa Hương, hỗn loạn cướp lộc ở Đền Sóc (Hà Nội)…, lãnh đạo Cục đã trực tiếp nhắc nhở Sở VH&TT và BQL các di tích kịp thời chấn chỉnh”.

Tại lễ hội truyền thống Đông Cuông (Yên Bái), sau thông tin báo chí về hủ tục phản cảm treo cổ trâu, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái không được tái diễn hủ tục tại lễ hội truyền thống 2017. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này, cùng với sự giám sát của lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, lễ hội Đông Cuông 2017 đã không diễn ra nghi thức phản cảm, khiến dư luận không đồng tình.

“Nếu không sát sao, quyết liệt thì bức tranh lễ hội, đặc biệt là những lễ hội thu hút đông người rất dễ nảy sinh những biến tướng. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, năm sau tốt hơn năm trước nhưng công tác quản lý lễ hội phải thừa nhận vẫn chưa thể khắc phục triệt để những tiêu cực, nổi cộm.

Tại hội nghị sơ kết nhanh những tuần đầu tiên của mùa lễ hội 2017 (dự kiến diễn ra vào tuần tới), Bộ sẽ chính thức nhắc nhở, yêu cầu các địa phương còn tồn tại những vấn đề phản cảm phải chấn chỉnh, xử lý sai phạm, nghiêm khắc rút kinh nghiệm. Trong thời gian tiếp theo của mùa lễ hội 2017, Bộ VHTTDL vẫn luôn sẵn sàng, chủ động để kịp thời có các phương án ứng phó, giải quyết những vấn đề nổi cộm…”, bà Thủy cho biết.


“Phải nói rõ tiếp thu gì, giải trình ý kiến nào? ” 
 ...Như tin đã đưa, ngày 14.2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Bộ VHTTDL về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Tính từ đầu năm 2016 tới nay, Bộ được giao 282 nhiệm vụ, đã hoàn thành 158 nhiệm vụ, có bốn nhiệm vụ quá hạn mà chưa hoàn thành – đều thuộc lĩnh vực xây dựng thể chế. Bộ cần làm rõ về bốn nhiệm vụ này, đồng thời giải trình, nêu hướng khắc phục về những tồn tại, hạn chế trong 5 lĩnh vực mà Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác truyền đạt. Mở đầu phần giải trình, Bộ VHTTDL cho biết nguyên nhân chung dẫn đến các nhiệm vụ quá hạn là do phải chờ ý kiến của các Bộ liên quan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các đơn vị của Bộ giải trình cụ thể về từng nhiệm vụ quá hạn, văn bản hiện đang nằm ở đâu, vướng mắc ở chỗ nào. “Nếu nằm tại VPCP thì cũng nói rõ, chúng tôi sẽ nhận lỗi”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ. Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ VHTTDL cho biết, đối với nhiệm vụ xây dựng nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực VHTTDL - quá hạn 1 tháng 14 ngày, Bộ đã nhận được ý kiến của năm Bộ, 39 tỉnh thành, Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định dự thảo. Cuối năm 2016, VPCP có văn bản yêu cầu đôn đốc, bổ sung, hoàn thiện, nhưng không nêu rõ nội dung nào cần tiếp thu, hoàn chỉnh. Ngay lập tức, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu vụ chủ trì của VPCP giải trình và nhận lỗi với Bộ VHTTDL. “Việc này VPCP cũng đang chấn chỉnh, khi gửi văn bản cho Bộ khác thì phải nói rõ cần tiếp thu nội dung gì, giải trình về ý kiến nào, không nói chung chung”. Khi được cấp dưới cho biết đã trao đổi cụ thể với Bộ VHTTDL qua điện thoại, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng không đồng tình. “Nói miệng là nói miệng, văn bản là văn bản. Không thể đưa ra một câu “yêu cầu tiếp thu, giải trình” vô cảm như vậy. Nếu các bộ có ý kiến khác nhau thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP sẽ mời các Bộ trưởng ngồi lại, thống nhất, còn nếu cứ văn bản đẩy đi đẩy lại thì không xử lý được. Trong việc này có một phần trách nhiệm của VPCP”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ và thống nhất, nhiệm vụ này phải xong trong tháng 2.2017... (Nguồn: Chinhphu.vn)

Mai An/ Báo Văn Hóa

NSND Lê Khanh cho biết, chị đã “sốc nặng” khi xem vở diễn đầu tay và bất ngờ với tài năng đạo diễn của NSƯT Trần Lực.


“Quẫn” là một vở kịch kinh điển gắn liền với tên tuổi của cố tác giả Lộng Chương vào những năm 60 của thế kỷ trước. Vở kịch này từng được NSND Trần Hoạt dựng cho Nhà hát Kịch Việt Nam nửa thế kỷ trước. Và đạo diễn - NSƯT Trần Lực đã quyết định làm mới lại vở kịch này để công diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ vào 18/2 tới.

Trước đó, “Quẫn” cũng được công diễn trong Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2016 và đã đem lại giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho NSƯT Trần Lực, 1 giải Vàng, 2 giải Bạc cho các diễn viên. Vở diễn cũng đoạt giải Bạc tại Liên hoan.
Diễn viên của vở kịch là sinh viên năm thứ 4 khoa Sân khấu Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Ảnh: NHTT.

Nhiều người cho rằng, làm mới một vở diễn kinh điển quả là không dễ bởi nếu không khéo sẽ biến từ “làm mới” thành “phá nát”. Ngay từ đầu, khi đạo diễn Trần Lực làm mới “Quẫn” theo phương pháp ước lệ chứ không theo phong cách hiện thực như các đạo diễn khác đã khiến nhiều người nghi ngờ cách làm mới của anh, lại cộng thêm việc anh giao vở này cho chính các học trò của mình là những sinh viên năm cuối của khoa Sân khấu trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thể hiện lại càng khiến người ta hoang mang hơn. Và thực tế là Trần Lực không những làm mới đúng nghĩa mà còn rất thành công với vở diễn này.

Không phải ai cũng biết, Trần Lực xuất thân từ sân khấu. Cha anh là GS.NSND Trần Bảng - đạo diễn, soạn giả, nhà nghiên cứu chèo, còn mẹ anh là cố nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân. Anh từng đi học đạo diễn sân khấu nhiều năm ở Bulgaria nhưng lâu nay Trần Lực có duyên với điện ảnh hơn. Từ làm diễn viên, đến đạo diễn và còn lập cả Hãng phim Đông A.

Quay trở lại sân khấu là mơ ước của Trần Lực, cũng là mong mỏi của cha mẹ muốn con nối nghiệp. Vở đầu tay, Trần Lực chọn ngay “Quẫn” - kịch bản nổi bật của tác giả Lộng Chương vang danh nửa thế kỷ trước. Trần Lực cũng chính là người hâm mộ vở kịch ấy từ thuở bé. Vì quá mê một kịch bản, một câu chuyện hay mà anh muốn dựng lại cho khán giả hôm nay được thưởng thức.
Mặc dù là vở diễn đầu tay nhưng Trần Lực đã khiến nhiều người phải "tâm phục, khẩu phục". Ảnh: NHTT.

Toàn bộ vở “Quẫn” tập trung vào diễn viên - những bạn trẻ thế hệ 9X, kể câu chuyện hài kịch từ nửa thế kỷ trước. Đó là chuyện về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của Nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày...

Đạo diễn Trần Lực chọn cách dựng kịch hiện thực ước lệ (tả ý) thường quen trong sân khấu kịch hát hơn kịch nói. Sân khấu mở ra tối giản hết mức, có lúc không thấy đạo cụ gì, có lúc chỉ là một chiếc hòm ở trung tâm. Trần Lực đưa được con mắt của điện ảnh vào sân khấu nên phần "nhìn" rất đẹp, có chiều sâu. Cảnh diễn chính phía trước, đằng sau luôn có lớp người áo đen lột ra "tâm" của nhân vật. Âm thanh, âm nhạc trên sân khấu cũng do diễn viên tạo ra, ánh sáng chỉ màu trắng, vàng với mức độ khác nhau.
NSND Lê Khanh cho biết, chị đã "sốc" khi xem kịch của Trần Lực. Ảnh: NHTT.

Chia sẻ cảm xúc về vở “Quẫn”, NSND Lê Khanh cho biết, chị đã “sốc” khi xem vở diễn và bất ngờ với tài năng đạo diễn của NSƯT Trần Lực. Chị cho biết, đã từng xem vở này nhiều năm trước, thậm chí đã xem phiên bản dàn dựng do cha mình là NSND Trần Tiến đảm nhận vai chính (ông Đại Cát) nhưng khi xem lại “Quẫn” qua bàn tay dàn dựng tài tình, sáng tạo của NSƯT Trần Lực, chị đã vỡ òa cảm xúc vì sung sướng.

Đạo diễn - NSƯT Trần Lực chia sẻ, kịch bản “Quẫn” của cố tác giả Lộng Chương nói về một giai đoạn lịch sử có thật. Trong thời đại ngày nay, làm sao để khán giả cảm nhận được ý nghĩa của vở cũng như thấy được một phần lịch sử trong đó không dễ. Anh hy vọng, với góc nhìn mới mẻ của mình, “Quẫn” sẽ được khán giả đón nhận.

Theo Hà Tùng Long/ Dân trí

Ngày 14.2 tại Bộ VHTTDL, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn nhằm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VHTTDL (từ ngày 1.1.2016 đến 10.2.2017).


Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, thời gian qua Bộ VHTTDL đã luôn chủ động, quyết liệt trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; đặc biệt là tinh thần thẳng thắn, không né tránh những nổi cộm. Tuy nhiên, bên cạnh chuyển biến, một số lĩnh vực vẫn còn những tiêu cực, tồn đọng khó dứt điểm trong một sớm một chiều.

Chấn chỉnh biến tướng trong lễ hội
Công tác quản lý hoạt động lễ hội đang diễn ra sôi động là nội dung được Tổ Công tác quan tâm tại buổi làm việc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ VHTTDL là đơn vị thứ 14 được Tổ công tác kiểm tra và cũng là Bộ đầu tiên được kiểm tra sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, lễ hội hiện đang là tâm điểm làm nóng dư luận, Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTTDL phải ra quân ngay từ những giờ đầu, ngày đầu của mùa lễ hội; không được sử dụng xe công, không sử dụng giờ hành chính đi lễ hội. Thủ tướng cũng lưu ý một số hiện tượng phản cảm, biến tướng trong lễ hội như cướp lộc, bạo lực, trục lợi… khiến người dân không đồng tình. Một số lễ hội quy mô lớn, thời gian kéo dài nhưng thiếu sự điều hành thống nhất, không có sự đồng hành của địa phương. Ý thức của người tham gia lễ hội còn nhiều biểu hiện tiêu cực, phản cảm.

“Bộ VHTTDL với trách nhiệm tham mưu giúp Thủ tướng trong công tác quản lý lễ hội cần chủ động trong các hoạt động thanh kiểm tra, kịp thời lên tiếng chấn chỉnh trước những biểu hiện phản cảm, biến tướng; nhất là khi mùa lễ hội còn tiếp tục kéo dài”,Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy báo cáo về chuỗi công việc đã triển khai nhằm tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong mùa lễ hội. “Luôn xác định quản lý nhà nước về lễ hội là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, các đơn vị chức năng đã ban hành nhiều văn bản quản lý, đôn đốc, nhắc nhở địa phương tăng cường quản lý, giám sát và chủ động ứng phó trước những biến tướng, phản cảm tại các lễ hội lớn. Nhiều hoạt động kiểm tra tại các “điểm nóng” thường xuyên được tổ chức, do lãnh đạo Bộ trực tiếp làm trưởng đoàn.

Sự quyết liệt trong công tác quản lý đã điều chỉnh, hạn chế, cắt bỏ nhiều phản cảm như tục chém lợn tại lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh), tục cướp phết tại lễ hội Đả cầu cướp Phết ở Bàn Giản (Vĩnh Phúc), tục treo cổ trâu ở lễ hội Đền Đông Cuông (Yên Bái), đập đầu trâu trong lễ hội Cầu trâu ở Tam Nông (Phú Thọ)…”
, bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng cho biết, Bộ kiên quyết không cho phép tổ chức những lễ hội có bạo lực, đặc biệt là những hội thi chọi trâu không phải lễ hội truyền thống. Trong hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội đã ban hành cũng như dự thảo Chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm vừa được Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ đều nhấn mạnh nội dung quản lý, chấn chỉnh các hành vi bạo lực, phản cảm trong lễ hội.

Toàn cảnh buổi làm việc

Chánh Thanh tra Bộ Vũ Xuân Thành cũng khẳng định, trong nhiều chuyển biến của công tác quản lý lễ hội năm nay có một nội dung rất đáng chú ý là sự đồng tình của dư luận với quan điểm chỉ đạo của Bộ, đặc biệt trong việc chấn chỉnh, giảm thiểu yếu tố bạo lực.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cũng nhấn mạnh sự vào cuộc tích cực, quyết tâm và đồng hành với Bộ của chính quyền các địa phương, BQL các di tích, BTC các lễ hội trọng điểm; đặc biệt là sự chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng tại các địa phương, nơi sở hữu những lễ hội lớn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

“Quản lý lễ hội là nhiệm vụ được Bộ triển khai thường xuyên, quyết liệt, không chỉ theo mùa”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định. Theo Bộ trưởng, lường trước những vấn đề nảy sinh, công tác chuẩn bị, đôn đốc và giám sát, kiểm tra để có chỉ đạo kịp thời ở các lễ hội lớn luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm. Những hạn chế, khuyết điểm ở mùa lễ hội 2016 lập tức đã trở thành bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý năm 2017. Trên thực tế, chuyển biến tại một số lễ hội như ở Ném Thượng (Bắc Ninh), Đông Cuông (Yên Bái), Bàn Giản (Vĩnh Phúc), Đền Trần (Nam Định), Đền Trần (Thái Bình)... đã cho thấy tác động tích cực từ sự vào cuộc sát sao, quyết liệt này.

“Tuy nhiên, vì lễ hội luôn là lĩnh vực nhạy cảm, công tác quản lý phải thừa nhận luôn chịu sự tác động của những yếu tố khách quan. Trong đó, giữa yêu cầu của công tác quản lý với thực tiễn đời sống còn tồn tại một khoảng cách, không thể tạo nên chuyển biến toàn diện chỉ trong một sớm một chiều. Quan điểm chỉ đạo của Bộ là từng bước khắc phục những hạn chế, phản cảm, năm sau tốt hơn năm trước. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những ý kiến chỉ đạo lãnh đạo Bộ…”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, trong tuần tới, Bộ sẽ tổ chức sơ kết nhanh diễn biến những tuần đầu tiên của mùa lễ hội năm 2017. Đối với những lễ hội còn tồn tại phản cảm, Bộ sẽ chính thức nhắc nhở, chấn chỉnh và nghiêm khắc rút kinh nghiệm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cùng các đại biểu

Vướng mắc ở đâu xử lý tại đó

Báo cáo Tổ công tác, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, từ 1.1.2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng đã giao Bộ VHTTDL thực hiện 282 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 158 nhiệm vụ, trong 124 nhiệm vụ đang thực hiện có 4 nhiệm vụ quá hạn, chưa hoàn thành.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu: “Tỷ lệ quá hạn không nhiều, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Bộ. Tuy nhiên, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt một số vấn đề yêu cầu Bộ xem xét, giải trình và có giải pháp khắc phục, đặc biệt là những nội dung nhạy cảm, được dư luận quan tâm…”.

Bên cạnh công tác quản lý lễ hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ báo cáo về tiến độ triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; việc triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tại Hội An… Những mặt trái trong phát triển du lịch như vấn đề khách đến không muốn quay trở lại, chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ, hạ tầng, tình trạng “chặt chém”… cần có giải pháp triệt để như thế nào? Ý kiến của Bộ trước những biểu hiện manh mún, phản cảm trong phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập?

Vấn đề thứ ba là về thể thao và gia đình. Sau những thành tích ấn tượng của thể thao năm 2016, cần tiếp tục lưu ý một số trọng điểm như công tác đào tạo vận động viên trẻ, phát triển thể thao quần chúng, chống tiêu cực trong thể thao, nhất là trong bóng đá. Bên cạnh đó, cần chú ý một số vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa, tránh xảy ra tình trạng tập trung làm dịch vụ mà bỏ quên mục tiêu chính là phục vụ hoạt động thể thao, tránh phá vỡ quy hoạch, hạ tầng không được tu bổ thường xuyên…

Về gia đình, Thủ tướng lưu ý vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử, nền tảng đạo đức trong mỗi gia đình, tăng cường công tác phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em…

Thứ tư là bảo tồn di tích, trang trí đường phố. Cần chú trọng bảo đảm cảnh quan, trật tự hè phố, cảnh quan đô thị, đặc biệt trước các hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; các băng rôn biển hiệu, biển quảng cáo sử dụng nhiều tiếng nước ngoài…

Thứ năm, Thủ tướng yêu cầu Bộ lưu tâm công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt khi năm 2016 đã bùng nổ các cuộc thi sắc đẹp từ cấp quốc gia tới địa phương. Cùng với đó là công tác phong tặng, truy tặng danh hiệu, xét tặng giải thưởng cho các văn nghệ sĩ. Những hoạt động này cần phải công tâm, khách quan, được sự đồng tình của dư luận.

Lãnh đạo các Tổng cục TDTT, Tổng cục Du lịch cùng một số đơn vị chức năng của Bộ VHTTDL đã báo cáo những nội dung, tiến độ triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp chấn chỉnh các tiêu cực.

Thực hiện yêu cầu của Tổ công tác, đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng đã giải trình, làm rõ nguyên nhân của 4 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành. Theo đó, các đơn vị cam kết sẽ khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, 2 nhiệm vụ sẽ được hoàn thành trong tháng 2.2017; 2 nhiệm vụ còn lại hoàn thành trong quý I năm 2017.

Phát biểu tiếp thu, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, năm 2016, ngành VHTTDL đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên từng lĩnh vực quản lý. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề, tiêu cực phát sinh cần giải quyết. Bộ trưởng đề nghị Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành cùng tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Bộ VHTTDL trong triển khai các nhiệm vụ quan trọng được giao. Bộ trưởng cũng chỉ đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ quyết liệt triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ, vướng mắc ở đâu xử lý tại đó, không để ngừng trệ, chậm tiến độ.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, công tác pháp chế là lĩnh vực được Bộ ưu tiên số một. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực này, không để xảy ra tình trạng tồn đọng. “Khẳng định những chuyển biến tích cực nhưng lãnh đạo Bộ cũng không né tránh những tiêu cực, những tồn đọng chưa được giải quyết. Điều quan trọng nhất là việc đưa ra những giải pháp để giải quyết mạnh mẽ, dứt điểm những tồn đọng”, Bộ trưởng phát biểu.

Trên từng lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo tiến độ các công việc được triển khai, thể hiện sự quyết liệt, chủ động trong chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Đó là sự tích cực trong tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; việc xây dựng Luật Du lịch sửa đổi; Luật TDTT sửa đổi; các biện pháp chấn chỉnh tiêu cực trong kinh doanh lữ hành, du lịch, trong thi đấu thể thao; công tác phòng chống bạo lực gia đình; công tác tổ chức các cuộc thi sắc đẹp; hoạt động phong tặng, truy tặng các danh hiệu, giải thưởng…

“Với tinh thần lắng nghe, cầu thị, Bộ VHTTDL xin tiếp thu các ý kiến, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác. Bộ VHTTDL cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong thời gian tới để hoàn thành có chất lượng mọi nhiệm vụ được giao…”, Bộ trưởng phát biểu.

Thu Trang; ảnh: Trần Huấn
Báo Văn Hóa

Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ câu chuyện thực tế khi đi ăn ở cửa hàng tại Mỹ và việc lóng ngóng chưa hiểu mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.


Ngày xưa, tôi vốn tự tin đọc thông viết thạo tiếng Anh, một ngày được "hậu bối" hỏi: Anh ơi, nếu ra nước ngoài ăn hàng mà muốn gọi người phục vụ thì mình làm thế nào?

Dù chưa có kinh nghiệm, tôi vẫn trả lời theo "sách vở": Em cứ gọi "Excuse me", "Mr." hoặc "Ms." là được.

"Hậu bối" nhìn tôi đầy ngưỡng mộ, gật gù tán thưởng.

Ngày sang Michigan, Mỹ, tôi cùng người yêu đi "restaurant" cùng một "couple" người Mỹ. Quán Steak (phát âm là /steɪk/) ấm cúng, phục vụ là một bà "waitress" mặt nhăn nhó như "monkey eats chilly".

Đang ăn, tôi muốn "order" thêm bánh mì (bread), nên gọi phục vụ, đang đứng ở đằng xa:

- Excuse me?

Người phục vụ ném một cái nhìn đầy khó chịu về phía tôi. Tôi bối rối, hắng giọng, gọi to hơn:

- Miss!

Bà ném thêm cái nhìn khó chịu nữa rồi ngúng nguẩy đi phục vụ bàn khác. Tôi ngớ người.
Học ngôn ngữ đồng nghĩa với học văn hóa để có thể áp dụng chính xác trong từng trường hợp. Ảnh: The Weekly Review


Người bạn ngồi cùng giải thích:

- In restaurants, especially good ones, people don't often call waiter or waitress.

Tôi ngạc nhiên:

- So what if we want to order something more, like adding more water or calling more food?

- The waitress will regularly come to the table to check and ask. So we just sit and wait for her.

- Do you ever call a waiter or waitress in restaurants like this?

- Yes, we do, if it takes too long. But normally, they will come and check. Anyway, we are the one who tip them.

Tôi mới hiểu, ở các cửa hàng Mỹ, thông thường người ta không gọi "cô ơi" hay "chị ơi". Họ ngồi đợi, và người phục vụ sẽ đến bàn để kiểm tra một cách thường xuyên, đảm bảo độ hài lòng của khách hàng, đảm bảo tiền "tip" của mình.

Trường hợp đợi lâu quá, người ta cũng chỉ giơ tay ra hiệu, chứ không gọi toáng lên như trong văn hóa nhà mình.

Theo Quang Nguyen/ Nguồn: VnExpress

37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ, quý hiếm được viết và in dập trên chất liệu giấy dó, một số sách viết, in theo lối chữ Chân.. đang được lưu giữ tại một nhà dân ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh cất giữ.


Chiều ngày 14/2, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa sưu tầm được 37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Các tư liệu Hán - Nôm cổ nói trên do ông Lương Lục, ngụ tại xóm Đông Nam, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc lưu giữ.
Hiện toàn bộ số sách cổ này đang được cất giữ tại gia đình ông Lương Lục ở xã Thiên Lộc

37 cuốn sách có kích thước 30x25cm, được viết và in dập bằng văn tự cổ Hán - Nôm trên chất liệu giấy gió, một số tư liệu được viết tay và in theo lối chữ Chân, theo phương pháp viết chữ Hán cổ...

Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu bước đầu nhận định, các tư liệu Hán-Nôm cổ có niên đại thời Nguyễn. Trong đó một số cuốn sách nói về Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, một số sách nói về Lý số, Nho học, sách thuốc và các bài văn cúng…
Nhiều cuốn sách đã bị thời gian,mối mọt làm hư hại một phần

Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đây là lần đầu tiên phát hiện số lượng lớn các văn tự Hán - Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các tư liệu này có giá trị lớn về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học và ngôn ngữ chữ viết cổ… “

Ông Hạnh cho biết thêm, thời gian tới Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh sẽ mời các chuyên gia Hán Nôm dịch thuật các tư liệu trên để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Theo Xuân Sinh/Dân trí

Khởi đầu kế hoạch công tác năm 2017, ngày 8.2, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tiếp và làm việc với Bộ trưởng có Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cùng các vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành trên địa bàn...

Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Sở VHTTDL và thăm các đơn vị trực thuộc Bộ có trụ sở tại TP Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ, ông có nhiều ấn tượng đặc biệt về những tiềm năng, lợi thế đặc thù cũng như sức bật mạnh mẽ trên vùng đất có truyền thống cách mạng- Thủ đô gió ngàn. Bộ trưởng cũng lưu ý, bản sắc văn hóa cùng những giá trị truyền thống chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Thái Nguyên hôm qua, hôm nay và những năm sắp tới.

Không để mai một các giá trị truyền thống

“Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống hài hòa với nhịp sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong bối cảnh mới đang là thách thức đòi hỏi từng đơn vị phải nỗ lực, chủ động và đổi mới. Đồng thời, trong quá trình phát triển cần lưu ý không được mải miết chạy theo cái mới mà lãng quên nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống …”, Bộ trưởng nhấn mạnh trong buổi làm việc tại ba đơn vị thuộc Bộ VHTTDL có trụ sở trên địa bàn TP Thái Nguyên, gồm: Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Gửi lời chúc mừng đầu xuân mới, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đánh giá cao những nỗ lực của từng đơn vị, với nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành VHTTDL cũng như góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đang từng bước khẳng định thương hiệu của một đơn vị nghệ thuật năng động, chuyên nghiệp.

Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc phát huy bề dày truyền thống của một “chiếc nôi” đào tạo VHNT, cung cấp nguồn nhân lực tài năng nghệ thuật cho các đơn vị nghệ thuật trong tỉnh và khu vực. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vượt lên nhiều khó khăn để xây dựng các hoạt động ngày càng thu hút đông đảo du khách, phấn đấu xây dựng thương hiệu điểm đến của một thiết chế văn hóa uy tín, nơi lưu giữ hàng ngàn tài liệu, hiện vật độc đáo về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Làm “thương hiệu”, tạo sức hút từ nội lực và các giá trị văn hóa đặc thù là lưu ý của Bộ trưởng đối với từng đơn vị. Là quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến, Thái Nguyên cũng là vùng đất hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc. Vì thế, hoạt động của từng đơn vị cần hướng đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân Thái Nguyên. Đối với Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Bộ trưởng yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện công trình Nhà hát; đồng thời xây dựng nơi đây thành một địa chỉ đỏ luôn sáng đèn, với những chương trình có chất lượng, có sức thu hút.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên
Bộ trưởng thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc VN tại Thái Nguyên

Đối với Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Bộ trưởng lưu ý, phải có học sinh là nhiệm vụ số một của trường. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra và năng lực thực tế của mỗi học sinh, sinh viên trưởng thành từ “chiếc nôi” này. Trong bối cảnh công tác tuyển sinh còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng yêu cầu, nhà trường cần xác định chất lượng đào tạo, thương hiệu của đơn vị là giải pháp hàng đầu để tạo sức hút đầu vào.

Đối với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng yêu cầu, đội ngũ cán bộ Bảo tàng phải tiếp tục tư duy để nơi đây ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng “đường biên” quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống ra thế giới. “Hãy luôn đóng vai là những du khách để hiểu được họ mong muốn điều gì. Mỗi trưng bày cũng cần tạo dựng những điểm nhấn, làm mới những điều tưởng chừng đã cũ để giữ chân du khách…”, Bộ trưởng nhắn nhủ.

Bộ trưởng với các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc

Sức bật và chiều sâu trong phát triển

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ ấn tượng đặc biệt của ông trước tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cũng như sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo tỉnh đối với các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc nhấn mạnh, trong những năm qua, Thái Nguyên luôn quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp VHTTDL. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2020. “Đã tiến hành phục dựng, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tiến hành sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa. Hiện toàn tỉnh có trên 200 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…”, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết.

Tạo đà cho sự phát triển của các lĩnh vực VHTTDL trên địa bàn là tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt 13,1%. Thái Nguyên cũng là địa phương thu hút được nhiều dự án phát triển công nghiệp lớn, trong đó có dự án công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin với quy mô sản xuất lớn của Tập đoàn Samsung với số vốn đầu tư trên 6,4 tỉ USD.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Vũ Hồng Bắc cũng chia sẻ những khó khăn cần khắc phục trong phát triển VHTTDL. Đó là sự thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; chưa có Khu liên hợp thể thao đáp ứng điều kiện thi đấu các môn thể thao thành tích cao. Hạ tầng phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng; sản phẩm du lịch thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn…

Ấn tượng trước những thành tựu trên các lĩnh vực của Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trên nền tảng cơ bản đã có, Thái Nguyên đang sẵn đà cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. “Hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế, Thái Nguyên cần tận dụng những thời cơ, vượt qua thách thức để tạo nên sức bật mạnh mẽ, có chiều sâu. Nền tảng từ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trong những năm gần đây đủ để mang đến kỳ vọng về những đột phá và diện mạo phát triển toàn diện trong thời gian tới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.


Bộ trưởng làm việc với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc và làm việc với Sở VHTTDL Thái Nguyên

Liên quan đến phát triển du lịch, Bộ trưởng cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch sửa đổi cũng dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội sắp tới. Đây chính là hệ thống pháp lý quan trọng để Thái Nguyên bám sát, tận dụng cơ hội tăng thu ngân sách, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ trưởng cũng lưu ý, dù tiềm năng du lịch dồi dào nhưng thời gian qua Thái Nguyên vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Trong những năm tới, phải xây dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát triển hệ thống lưu trú, cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo ra thị trường du lịch tại chỗ để thu hút du khách.

Liên quan đến lĩnh vực thể thao, khẳng định những đóng góp quan trọng của Thái Nguyên đối với thể thao Việt Nam với nhiều HCV trong thi đấu thể thao thành tích cao, nhiều môn thể thao thế mạnh cùng phong trào thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, Bộ trưởng lưu ý, trong thời gian tới, Thái Nguyên cần lựa chọn và tiếp tục đầu tư, phát triển một số môn thể thao mũi nhọn, hướng đến mục tiêu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. “Một đội bóng chuyên nghiệp, những thành tích thi đấu… chính là cách xây dựng thương hiệu cho địa phương. Thái Nguyên cần xác định rõ điều này trong chiến lược phát triển của mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm và có những đầu tư xứng tầm, đặc biệt ở khía cạnh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phải xem việc giữ gìn những giá trị bản sắc chính là điểm tựa cho quá trình phát triển. Định hướng, chiến lược phát triển về văn hóa của tỉnh cần bám sát tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 33 cũng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về tổ chức các hoạt động VHNT, tổ chức biểu diễn đảm bảo sự đan xen, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ bày tỏ cảm ơn trước sự quan tâm sâu sát cũng như những ý kiến, gửi gắm tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đối với sự phát triển nói chung của tỉnh Thái Nguyên cũng như với từng lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Bí thư Tỉnh ủy cho biết, phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Thái Nguyên trong những năm tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá, toàn diện. Lãnh đạo tỉnh cũng bày tỏ mong muốn Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương.

Cũng trong chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn công tác đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà truyền thống Tỉnh ủy Thái Nguyên, thăm Quảng trường Võ Nguyên Giáp và có buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên.

Theo Thu Trang; ảnh: Trần Huấn/ Baovanhoa.vn
Được tạo bởi Blogger.