Khởi đầu kế hoạch công tác năm 2017, ngày 8.2, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tiếp và làm việc với Bộ trưởng có Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cùng các vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành trên địa bàn...
Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Sở VHTTDL và thăm các đơn vị trực thuộc Bộ có trụ sở tại TP Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ, ông có nhiều ấn tượng đặc biệt về những tiềm năng, lợi thế đặc thù cũng như sức bật mạnh mẽ trên vùng đất có truyền thống cách mạng- Thủ đô gió ngàn. Bộ trưởng cũng lưu ý, bản sắc văn hóa cùng những giá trị truyền thống chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Thái Nguyên hôm qua, hôm nay và những năm sắp tới.
Không để mai một các giá trị truyền thống
“Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống hài hòa với nhịp sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong bối cảnh mới đang là thách thức đòi hỏi từng đơn vị phải nỗ lực, chủ động và đổi mới. Đồng thời, trong quá trình phát triển cần lưu ý không được mải miết chạy theo cái mới mà lãng quên nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống …”, Bộ trưởng nhấn mạnh trong buổi làm việc tại ba đơn vị thuộc Bộ VHTTDL có trụ sở trên địa bàn TP Thái Nguyên, gồm: Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Gửi lời chúc mừng đầu xuân mới, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đánh giá cao những nỗ lực của từng đơn vị, với nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành VHTTDL cũng như góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đang từng bước khẳng định thương hiệu của một đơn vị nghệ thuật năng động, chuyên nghiệp.
Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc phát huy bề dày truyền thống của một “chiếc nôi” đào tạo VHNT, cung cấp nguồn nhân lực tài năng nghệ thuật cho các đơn vị nghệ thuật trong tỉnh và khu vực. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vượt lên nhiều khó khăn để xây dựng các hoạt động ngày càng thu hút đông đảo du khách, phấn đấu xây dựng thương hiệu điểm đến của một thiết chế văn hóa uy tín, nơi lưu giữ hàng ngàn tài liệu, hiện vật độc đáo về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.
Làm “thương hiệu”, tạo sức hút từ nội lực và các giá trị văn hóa đặc thù là lưu ý của Bộ trưởng đối với từng đơn vị. Là quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến, Thái Nguyên cũng là vùng đất hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc. Vì thế, hoạt động của từng đơn vị cần hướng đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân Thái Nguyên. Đối với Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Bộ trưởng yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện công trình Nhà hát; đồng thời xây dựng nơi đây thành một địa chỉ đỏ luôn sáng đèn, với những chương trình có chất lượng, có sức thu hút.
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_v4saZdtp0QRA4f-Vbi1Wt7r0hFhHBIwZbdOxE8LFXYo1VFbAUHJJDsaOtRUDtC6GFYE1zQxGEa_ioJSKGmjc_Ya6I1UiACYpBRPJAD3UBtfE3fezM9OA=s0-d)
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_t9rpbtQFw9MZcyLuWpYMw6t6veN7B45oE9IfSWz2QjZZVDjrUFFLvXIgCMgjLJ2O-EHXhy2kNuXcyqu2-A-Uns-MSS2VoZLtfBvxcrCOSHEiWK-fRYEBU=s0-d)
Đối với Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Bộ trưởng lưu ý, phải có học sinh là nhiệm vụ số một của trường. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra và năng lực thực tế của mỗi học sinh, sinh viên trưởng thành từ “chiếc nôi” này. Trong bối cảnh công tác tuyển sinh còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng yêu cầu, nhà trường cần xác định chất lượng đào tạo, thương hiệu của đơn vị là giải pháp hàng đầu để tạo sức hút đầu vào.
Đối với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng yêu cầu, đội ngũ cán bộ Bảo tàng phải tiếp tục tư duy để nơi đây ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng “đường biên” quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống ra thế giới. “Hãy luôn đóng vai là những du khách để hiểu được họ mong muốn điều gì. Mỗi trưng bày cũng cần tạo dựng những điểm nhấn, làm mới những điều tưởng chừng đã cũ để giữ chân du khách…”, Bộ trưởng nhắn nhủ.
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sHuM23IWyaMJJ6BeoMcLL72aPdujlNkuhTBT2TnnTAtb9tcVNkrTn9rg2a9g-rqAUBaqHIe2InGZobe7wmNHpiKDTm-OX3uWl8NICzHS4SHpzIzDqO1Q=s0-d)
Sức bật và chiều sâu trong phát triển
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ ấn tượng đặc biệt của ông trước tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cũng như sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo tỉnh đối với các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc nhấn mạnh, trong những năm qua, Thái Nguyên luôn quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp VHTTDL. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2020. “Đã tiến hành phục dựng, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tiến hành sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa. Hiện toàn tỉnh có trên 200 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…”, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết.
Tạo đà cho sự phát triển của các lĩnh vực VHTTDL trên địa bàn là tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt 13,1%. Thái Nguyên cũng là địa phương thu hút được nhiều dự án phát triển công nghiệp lớn, trong đó có dự án công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin với quy mô sản xuất lớn của Tập đoàn Samsung với số vốn đầu tư trên 6,4 tỉ USD.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Vũ Hồng Bắc cũng chia sẻ những khó khăn cần khắc phục trong phát triển VHTTDL. Đó là sự thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; chưa có Khu liên hợp thể thao đáp ứng điều kiện thi đấu các môn thể thao thành tích cao. Hạ tầng phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng; sản phẩm du lịch thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn…
Ấn tượng trước những thành tựu trên các lĩnh vực của Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trên nền tảng cơ bản đã có, Thái Nguyên đang sẵn đà cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. “Hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế, Thái Nguyên cần tận dụng những thời cơ, vượt qua thách thức để tạo nên sức bật mạnh mẽ, có chiều sâu. Nền tảng từ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trong những năm gần đây đủ để mang đến kỳ vọng về những đột phá và diện mạo phát triển toàn diện trong thời gian tới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_tKO6-0Fw_JaaULRC1KuxP5sYq9gEokf7tuc8e6LPOAtLl3lTn8dEsjLLw4ohKLuf1ghh4pQfWKFhJw2yRDzv8icGPIQTfeXcGDQadL2tJRo0PLl82Y6_Y=s0-d)
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_s42-QUDYP9fj8-pVqa1cFgKTPoLaNazP6JM2SrSLlYK3WxAq3-J0v_e1XIhdA0gsA4L8sptFGEAr6E13jRlkcweGQY7gdFCEy9hj43RDM4AUzMnylSAhg=s0-d)
Liên quan đến phát triển du lịch, Bộ trưởng cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch sửa đổi cũng dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội sắp tới. Đây chính là hệ thống pháp lý quan trọng để Thái Nguyên bám sát, tận dụng cơ hội tăng thu ngân sách, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ trưởng cũng lưu ý, dù tiềm năng du lịch dồi dào nhưng thời gian qua Thái Nguyên vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Trong những năm tới, phải xây dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát triển hệ thống lưu trú, cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo ra thị trường du lịch tại chỗ để thu hút du khách.
Liên quan đến lĩnh vực thể thao, khẳng định những đóng góp quan trọng của Thái Nguyên đối với thể thao Việt Nam với nhiều HCV trong thi đấu thể thao thành tích cao, nhiều môn thể thao thế mạnh cùng phong trào thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, Bộ trưởng lưu ý, trong thời gian tới, Thái Nguyên cần lựa chọn và tiếp tục đầu tư, phát triển một số môn thể thao mũi nhọn, hướng đến mục tiêu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. “Một đội bóng chuyên nghiệp, những thành tích thi đấu… chính là cách xây dựng thương hiệu cho địa phương. Thái Nguyên cần xác định rõ điều này trong chiến lược phát triển của mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm và có những đầu tư xứng tầm, đặc biệt ở khía cạnh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phải xem việc giữ gìn những giá trị bản sắc chính là điểm tựa cho quá trình phát triển. Định hướng, chiến lược phát triển về văn hóa của tỉnh cần bám sát tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 33 cũng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về tổ chức các hoạt động VHNT, tổ chức biểu diễn đảm bảo sự đan xen, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ bày tỏ cảm ơn trước sự quan tâm sâu sát cũng như những ý kiến, gửi gắm tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đối với sự phát triển nói chung của tỉnh Thái Nguyên cũng như với từng lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Bí thư Tỉnh ủy cho biết, phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Thái Nguyên trong những năm tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá, toàn diện. Lãnh đạo tỉnh cũng bày tỏ mong muốn Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương.
Cũng trong chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn công tác đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà truyền thống Tỉnh ủy Thái Nguyên, thăm Quảng trường Võ Nguyên Giáp và có buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên.
Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Sở VHTTDL và thăm các đơn vị trực thuộc Bộ có trụ sở tại TP Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ, ông có nhiều ấn tượng đặc biệt về những tiềm năng, lợi thế đặc thù cũng như sức bật mạnh mẽ trên vùng đất có truyền thống cách mạng- Thủ đô gió ngàn. Bộ trưởng cũng lưu ý, bản sắc văn hóa cùng những giá trị truyền thống chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Thái Nguyên hôm qua, hôm nay và những năm sắp tới.
Không để mai một các giá trị truyền thống
“Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống hài hòa với nhịp sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong bối cảnh mới đang là thách thức đòi hỏi từng đơn vị phải nỗ lực, chủ động và đổi mới. Đồng thời, trong quá trình phát triển cần lưu ý không được mải miết chạy theo cái mới mà lãng quên nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống …”, Bộ trưởng nhấn mạnh trong buổi làm việc tại ba đơn vị thuộc Bộ VHTTDL có trụ sở trên địa bàn TP Thái Nguyên, gồm: Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Gửi lời chúc mừng đầu xuân mới, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đánh giá cao những nỗ lực của từng đơn vị, với nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành VHTTDL cũng như góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đang từng bước khẳng định thương hiệu của một đơn vị nghệ thuật năng động, chuyên nghiệp.
Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc phát huy bề dày truyền thống của một “chiếc nôi” đào tạo VHNT, cung cấp nguồn nhân lực tài năng nghệ thuật cho các đơn vị nghệ thuật trong tỉnh và khu vực. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vượt lên nhiều khó khăn để xây dựng các hoạt động ngày càng thu hút đông đảo du khách, phấn đấu xây dựng thương hiệu điểm đến của một thiết chế văn hóa uy tín, nơi lưu giữ hàng ngàn tài liệu, hiện vật độc đáo về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.
Làm “thương hiệu”, tạo sức hút từ nội lực và các giá trị văn hóa đặc thù là lưu ý của Bộ trưởng đối với từng đơn vị. Là quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến, Thái Nguyên cũng là vùng đất hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc. Vì thế, hoạt động của từng đơn vị cần hướng đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân Thái Nguyên. Đối với Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Bộ trưởng yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện công trình Nhà hát; đồng thời xây dựng nơi đây thành một địa chỉ đỏ luôn sáng đèn, với những chương trình có chất lượng, có sức thu hút.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên
Bộ trưởng thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc VN tại Thái Nguyên
Đối với Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Bộ trưởng lưu ý, phải có học sinh là nhiệm vụ số một của trường. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra và năng lực thực tế của mỗi học sinh, sinh viên trưởng thành từ “chiếc nôi” này. Trong bối cảnh công tác tuyển sinh còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng yêu cầu, nhà trường cần xác định chất lượng đào tạo, thương hiệu của đơn vị là giải pháp hàng đầu để tạo sức hút đầu vào.
Đối với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng yêu cầu, đội ngũ cán bộ Bảo tàng phải tiếp tục tư duy để nơi đây ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng “đường biên” quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống ra thế giới. “Hãy luôn đóng vai là những du khách để hiểu được họ mong muốn điều gì. Mỗi trưng bày cũng cần tạo dựng những điểm nhấn, làm mới những điều tưởng chừng đã cũ để giữ chân du khách…”, Bộ trưởng nhắn nhủ.
Bộ trưởng với các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc
Sức bật và chiều sâu trong phát triển
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ ấn tượng đặc biệt của ông trước tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cũng như sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo tỉnh đối với các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc nhấn mạnh, trong những năm qua, Thái Nguyên luôn quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp VHTTDL. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2020. “Đã tiến hành phục dựng, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tiến hành sưu tầm hàng chục ngàn hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa. Hiện toàn tỉnh có trên 200 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…”, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết.
Tạo đà cho sự phát triển của các lĩnh vực VHTTDL trên địa bàn là tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt 13,1%. Thái Nguyên cũng là địa phương thu hút được nhiều dự án phát triển công nghiệp lớn, trong đó có dự án công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin với quy mô sản xuất lớn của Tập đoàn Samsung với số vốn đầu tư trên 6,4 tỉ USD.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Vũ Hồng Bắc cũng chia sẻ những khó khăn cần khắc phục trong phát triển VHTTDL. Đó là sự thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; chưa có Khu liên hợp thể thao đáp ứng điều kiện thi đấu các môn thể thao thành tích cao. Hạ tầng phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng; sản phẩm du lịch thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn…
Ấn tượng trước những thành tựu trên các lĩnh vực của Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trên nền tảng cơ bản đã có, Thái Nguyên đang sẵn đà cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. “Hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế, Thái Nguyên cần tận dụng những thời cơ, vượt qua thách thức để tạo nên sức bật mạnh mẽ, có chiều sâu. Nền tảng từ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trong những năm gần đây đủ để mang đến kỳ vọng về những đột phá và diện mạo phát triển toàn diện trong thời gian tới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng làm việc với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc và làm việc với Sở VHTTDL Thái Nguyên
Liên quan đến phát triển du lịch, Bộ trưởng cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch sửa đổi cũng dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội sắp tới. Đây chính là hệ thống pháp lý quan trọng để Thái Nguyên bám sát, tận dụng cơ hội tăng thu ngân sách, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ trưởng cũng lưu ý, dù tiềm năng du lịch dồi dào nhưng thời gian qua Thái Nguyên vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Trong những năm tới, phải xây dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát triển hệ thống lưu trú, cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo ra thị trường du lịch tại chỗ để thu hút du khách.
Liên quan đến lĩnh vực thể thao, khẳng định những đóng góp quan trọng của Thái Nguyên đối với thể thao Việt Nam với nhiều HCV trong thi đấu thể thao thành tích cao, nhiều môn thể thao thế mạnh cùng phong trào thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, Bộ trưởng lưu ý, trong thời gian tới, Thái Nguyên cần lựa chọn và tiếp tục đầu tư, phát triển một số môn thể thao mũi nhọn, hướng đến mục tiêu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. “Một đội bóng chuyên nghiệp, những thành tích thi đấu… chính là cách xây dựng thương hiệu cho địa phương. Thái Nguyên cần xác định rõ điều này trong chiến lược phát triển của mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm và có những đầu tư xứng tầm, đặc biệt ở khía cạnh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phải xem việc giữ gìn những giá trị bản sắc chính là điểm tựa cho quá trình phát triển. Định hướng, chiến lược phát triển về văn hóa của tỉnh cần bám sát tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 33 cũng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về tổ chức các hoạt động VHNT, tổ chức biểu diễn đảm bảo sự đan xen, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ bày tỏ cảm ơn trước sự quan tâm sâu sát cũng như những ý kiến, gửi gắm tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đối với sự phát triển nói chung của tỉnh Thái Nguyên cũng như với từng lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Bí thư Tỉnh ủy cho biết, phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Thái Nguyên trong những năm tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá, toàn diện. Lãnh đạo tỉnh cũng bày tỏ mong muốn Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương.
Cũng trong chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng đoàn công tác đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà truyền thống Tỉnh ủy Thái Nguyên, thăm Quảng trường Võ Nguyên Giáp và có buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên.
Theo Thu Trang; ảnh: Trần Huấn/ Baovanhoa.vn