Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Công trình đền thờ được xây dựng với tổng kinh phí 150 tỉ đồng, tọa lạc trên khuôn viên rộng hơn 2.400 m2 song không có bất kỳ một thùng rác công cộng nào. Nhiều người dân khi đến tham quan ở đây đã xả rác thải bữa bãi.

Công trình đền thờ các bà mẹ Việt Nam anh hùng xây dựng với tổng kinh phí 150 tỉ đồng, đã được đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Tọa lạc trên sườn đồi Cánh Tiên (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), nơi đây trở thành điểm tham qua, vãn cảnh và đi lễ của nhiều du khách dịp đầu năm.
Thời gian sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, do sự vô ý của nhiều du khách, quanh ngôi đền xuất hiện rác thải bừa bãi.
Những lẵng hoa tươi hoặc hoa nhựa của người dân mang đến viếng sau đó đem bỏ vương vãi quanh đền mà không được thu dọn.
Phía bên các sườn dốc cạnh đền cũng tràn lan rác thải và túi nilon.
Rác thải nằm dưới rãnh thoát nước.
Cạnh tường rào trước cửa đền, rác chất từng đống.
"Một cơ sở trang nghiêm, bề thế như vậy mà rác quá nhiều là khó chấp nhận được", anh Xuân Đức, du khách nhận xét.
Dọc lối lên xuống đền thờ, vỏ bánh kẹo, bim bim... nhét đầy trên các cành cây.
Ngôi đền rộng hơn 2.400 m2 song không có bất kỳ một thùng rác công cộng nào.
Nhiều quả đào tiên bị du khách dùng vật nhọn vẽ bậy trên bề mặt. 
Người dân địa phương chăn bò trong khuôn viên đền.
Thừa nhận rác thải bừa bãi là hình ảnh không đẹp, song Giám đốc ban quản lý di tích và du lịch Hàm Rồng Nguyễn Thanh Liên lý giải, “do dịp Tết, lượng du khách đến viếng và vãn cảnh rất đông nên chúng tôi thu dọn không xuể”.

Ông Liên cho hay, đền thờ đang trong thời gian bảo hành, sửa chữa nên chưa được đặt thùng rác. Ban quản lý đang đề xuất UBND thành phố Thanh Hóa giao cho công ty môi trường đảm nhận nhiệm vụ thu dọn rác tại đền vì Ban không đủ nhân lực.


Theo Lê Hoàng/ VnExpress

Nhóm lớp mầm non Sen Vàng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bị đình chỉ hoạt động vô thời hạn để cơ quan công an điều tra vụ cô giáo dùng dép đánh vào đầu trẻ.

Hai cô giáo mầm non đánh trẻ bị cho thôi việc
Cô giáo mầm non ở Hà Nội dùng dép đánh vào đầu học sinh


Ảnh cắt từ clip

Sẽ xử lý nghiêm minh

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Lưu Hoa, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng cho biết, sáng nay đã làm việc với cơ quan công an về vụ giáo viên ở nhóm lớp mầm non Sen Vàng dùng dép, vật cứng đập vào đầu, mặt trẻ.

Theo bà Hoa, 2 giáo viên có hành vi bạo hành bị đã bị cho thôi việc và từ hôm nay, cơ sở mầm non Sen Vàng bị tạm đình chỉ hoạt động vô thời hạn cho đến khi việc điều tra hoàn tất.

"Chúng tôi yêu cầu cơ sở mầm non Sen Vàng tạm thời đình chỉ vô thời hạn hoạt động để chờ các cơ quan có thẩm quyền điều tra xử lý vụ việc nhiều trẻ mầm non bị cô giáo đánh được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 5/6.

Khi có kết luận của cơ quan công an, tùy mức độ vi phạm chúng tôi sẽ đưa ra hình thức xử lý cụ thể, trên tinh thần nghiêm minh",
bà Hà nói.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo Hai Bà Trưng thông tin, nhóm lớp mầm non Sen Vàng được UBND phường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cấp phép hoạt động từ năm 2015, thường xuyên trông giữ khoảng 50-60 trẻ.

Trong hai giáo viên bạo hành trẻ, một cô làm việc từ khi mới thành lập cơ sở, người còn lại vào năm 2016.


Cũng trong sáng nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ việc.

Công văn của Bộ nêu rõ, hành vi bạo hành trẻ ở nhóm lớp Sen Vàng là phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc dư luận xã hội và hoang mang cho các bậc cha mẹ. Bộ yêu cầu Sở kiểm tra làm rõ vụ việc, phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định.

Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm về công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, đặc biệt là việc quản lý, cấp phép hoạt động các nhóm lớp tư thục. Kết quả báo cáo được gửi về Bộ trước ngày 10/2.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu báo cáo rõ

Trong sáng nay, tại cuộc họp của UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội báo cáo sự việc.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trường Mầm non tư thục Sen Vàng nằm tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do Chủ tịch phường cấp phép hoạt động, dưới sự thẩm định của phòng giáo dục Quận.

Phòng Giáo dục Quận đã trực tiếp chỉ đạo đình chỉ công tác hai cô giáo.

"Đây là trường mầm non tư thục nên chỉ có thể yêu cầu buộc thôi việc, hướng giải quyết là dứt điểm không để những chuyện như thế này xảy ra. Ngày mai, UBND quận sẽ có báo cáo thành phố", ông Độ cho hay.

Xuất hiện một clip mới ghi cảnh cô giáo mắng học sinh
Ngay sau đoạn clip cô giáo cầm dép đánh trẻ ở nhóm lớp mầm non Sen Vàng, mới đây trên mạng xã hội lại tiếp tục xuất hiện một đoạn clip khác ghi lại cảnh cô giáo quá nạt, dùng lời lẽ không đúng chuẩn mực giáo dục để mắng trẻ được cho là xảy ra tại trường mầm non này. Trong clip, có 3 trẻ nhỏ đang đứng khóc gần cầu thang, một cô giáo ngồi ở bậc cầu thang, nhưng thay vì dỗ dành em bé bớt khóc thì cô lại quát to: "Không phải xin lỗi, không ai cứu được mày hết, vứt ngay cái tăm đi, dạng chân, dạng chân ra, chiều mày quá rồi đúng không". Đồng thời cô giáo dùng roi dí vào mặt 2 em bé đang khóc nức nở. Sau nhiều lần quát lớn của cô giáo, 2 đứa trẻ ngừng khóc, làm theo lời cô, ôm nhau và xin lỗi.

theo Trí Thức Trẻ

Sáng nay ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, dọc tuyến đường Vành đai 3 (TP Hà Nội) bị ùn tắc nghiêm trọng, hàng ngàn chiếc ô tô chỉ nhích từng đoạn một trên đường, còn người điều khiển xe máy leo lên vỉa hè tìm cách thoát thân.
Tuyến đường Vành đai 3 của TP Hà Nội trong sáng nay xảy ra nhiều điểm ùn tắc
Đoạn cuối đường Nguyễn Xiển (hướng sang Khuất Duy Tiến) bị ùn tắc kéo dài hàng kilomet
Dòng phương tiện nhích từng đoạn một trên đường Nguyễn Xiển
Vỉa hè cũng bị ùn tắc
Một cửa hàng sửa chữa xe máy đem xe chắn ngang vỉa hè để ngăn dòng người điều khiển xe máy đi qua trước cửa nhà
Người điều khiển xe máy luồn lách qua kẽ hở giữa các ô tô
Đến hơn 8h sáng nay, tuyến đường này vẫn bị ùn tắc kéo dài
Trong khi đó tuyến đường Lê Văn Lương chỉ bị ùn ứ nhẹ
Người điều khiển phương tiện vẫn vô tư lấn làn xe buýt nhanh.

Theo Quang Phong/ Dân trí

Sáng mùng 4 Tết (31/1), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng đi với Thủ tướng có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và lãnh đạo một số bộ ngành Trung ương.

Báo cáo với Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết để đón Tết Đinh Dậu, cả tỉnh đã chuyển gần 170 ngàn suất quà tặng gia đình chính sách và các đối tượng xã hội. An toàn giao thông và trật tự xã hội trong những ngày Tết được giữ vững. Trong 7 ngày Tết, dự kiến tỉnh Thừa Thiên - Huế đón gần 100 ngàn lượt khách du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao các thành tựu kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng mà tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt được trong năm 2016. Đặc biệt, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch.

Cũng trong năm 2016, Huế đã khắc phục mọi khó khăn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, nhất là việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển do Formosa, khôi phục kinh tế biển. Tuy nhiên, lao động nông thôn, miền núi, vẫn còn chiếm cơ cấu cao. Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế sáng mùng 4 Tết

Theo đó, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết xác định du lịch là nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương trọng điểm về du lịch. Do vậy, Huế cần phát huy các thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch, liên kết với các địa phương miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam để phát triển du lịch mạnh mẽ hơn, thương hiệu du lịch Huế phải thể hiện rõ nét hơn trên bản đồ du lịch. Và nên chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh, chất lượng cao để nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị Huế phải đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư tốt hơn, đón bắt thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ổn định từ tỉnh đến cơ sở để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

“Năm Dậu, con Gà phải cất tiếng gáy sớm, cùng với các tỉnh miền Trung gáy sớm hơn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ trương 1, biện pháp 10, chỉ đạo 20 thì mới thành công. Mà chính đội ngũ các đồng chí ngồi đây là những người làm nên cuộc cách mạng ấy ngay trong năm 2017 này.
Theo Thủ tướng: "Năm Dậu, con Gà phải cất tiếng gáy sớm"

Tôi tin rằng với truyền thống cách mạng kiên cường, và đặc biệt là những kết quả quan trọng trong thời gian qua, nhất là trong năm 2016, nhất định Thừa Thiên Huế sẽ có bước phát triển toàn diện hơn nữa, cao hơn nữa. Trên tinh thần đó, một lần nữa tôi xin chúc mừng năm các đồng chí, chúc các đồng chí đón Xuân vui vẻ với lòng quyết tâm hăng hái hơn, cụ thể hơn, quyết liệt hơn để đóng góp vào sự phát triển tỉnh nhà. Đó là niềm tin của Đảng, Chính phủ đối với các đồng chí tỉnh Thừa Thiên Huế” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đại Dương/ Dân trí

Càng những ngày cận Tết, người dân xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, Bình Định) càng tất bật theo những chuyến hàng vượt biển vào đất liền mua sắm hàng hóa phục vụ Tết cổ truyền.


Ghi nhận của PV, chiều 24/1 (tức 27 tháng Chạp), những chuyến tàu gỗ từ xã đảo Nhơn Châu cập cảng Quy Nhơn (TP Quy Nhơn) để vận chuyển lương thực, thực phẩm, hoa quả… cho bà con về đảo đón Tết.
Người dân xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, Bình Định) vượt biển vào đất liền mua hàng hóa về đảo ăn Tết

Từ xã đảo Nhơn Châu, bà Nguyễn Thị Chạm (57 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu) theo tàu hàng qua TP Quy Nhơn khám bệnh. Trên đường trở về đảo, bà tranh thủ mua thêm bánh in, dưa món… về ăn Tết. “Biển mất mùa nên năm nay bà con trên đảo cũng đón Tết giản dị thôi. Vài cái bánh tét, ít thịt, ít cá vậy là xong Tết”- bà Chạm bộc bạch.

Theo ông Lê Văn Hiền (ngụ thôn Đông, xã đảo Nhơn Châu) chủ tàu chở hàng Tết cho bà con xã đảo, năm nay dự báo biển sẽ động vào những ngày cận Tết nên bà con Nhơn Châu sắm Tết sớm hơn mọi năm. “Hàng hóa phần lớn là heo, gà, lương thực, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, rau củ quả và các mặt hàng may mặc. Tàu của tui liên tục ra vào đất liền, dù có hôm gió cấp 5, cấp 6 để chở hàng cho kịp”, ông Hiền nói.

Cẩn thận xếp những chậu cúc vạn thọ lên tàu, bà Nguyễn Thị Sáu (53 tuổi, ở thôn Tây, xã đảo Nhơn Châu), chuyên buôn hàng ra đảo nhiều năm nay, chia sẻ: “Hơn 25 năm sống ở đất này nên, tôi rành tâm lý của bà con lắm. Khó khăn cỡ nào thì Tết đến họ cũng phải “tậu” được chậu vạn thọ về chưng 3 ngày Tết. Năm ngoái, cúc chỉ 8.000/chậu cúc vạn thọ, năm nay tăng 15.000-20.000 đồng/chậu. Nhắm tình hình kinh tế bà con khó khăn tôi chỉ mua 150 chậu mà phải theo vào đây 3 chuyến biển mới đem hết về vì boong tàu để được ít”.
Hối hả đem Tết về xã đảo Nhơn Châu

Theo ghi nhận, dù kinh tế bà con xã đảo năm nay khó khăn, nhưng lượng hàng Tết năm nay cũng khá phong phú, đa dạng. Ngoài hoa, mỗi chuyến tàu ra đảo trong dịp này đều chở đủ loại hàng hóa từ gạo, mì tôm, mắm muối, các loại trái cây, các loại bánh khô, dầu ăn đến gà, vịt, thịt bò, thịt heo, các loại rau xanh, bia, nước ngọt, gas.

Ông Phan Văn Binh, Chủ tịch UBND xã đảo Nhơn Châu cho rằng: Mỗi dịp Tết thì nhu cầu mua sắm của bà con trên đảo tăng cao. Để đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra đảo cho bà con đón Tết. Từ 20 tháng Chạp trở đi, có 3 chuyến tàu từ xã Nhơn Châu qua TP Quy Nhơn và ngược lại mỗi ngày. “Năm nay, đời sống kinh tế của bà con có khó khăn hơn do lượng đánh bắt thủy hải sản giảm. Tuy nhiên, qua theo dõi, có thể thấy nhu cầu về nhu yếu phẩm và vật dụng trang trí dịp Tết của bà con vẫn như mọi năm trước. Chuyến tàu nào từ TP Quy Nhơn về xã những ngày này cũng đều chất kín hàng hóa”, ông Binh nói.
Người dân gửi hàng về trước, người về sau
Trên đảo không trồng được hoa nên bà Sáu lấy cúc vạn thọ về bán cho bà con trên đảo trưng 3 ngày Tết.
Ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên không thể không có chuối
Gà ở đất liền ra đảo
Những chuyến tàu chở hàng về đảo đầy ắp.

Doãn Công

Dải phân cách cứng chính thức được dựng lên để xe buýt BRT di chuyển nhanh hơn; Đường phố Hà Nội tắc nghẽn ngay cả giờ "thấp điểm", khu vực sân bay Tân Sơn Nhất luôn quá tải; Cá chép tiễn ông Công – ông Táo về trời… là những hình ảnh được bạn đọc quan tâm tuần qua.

Để tạo điều kiện cho xe buýt nhanh hoạt động, đêm 20/1, hơn 100m dải phân cách cứng đã được dựng lên ở đoạn cuối đường Giảng Võ - Láng Hạ. Có dải phân cách cứng, đường phố chật hẹp hơn thường ngày nên tình trạng ùn ứ cục bộ cũng xảy ra. (Ảnh: Quang Phong)
Những ngày cuối cùng của năm Bính Thân, nhiều tuyến phố Hà Nội tắc nghẽn ngay cả lúc "thấp điểm".
Các tuyến đường vào sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên ùn tắc, còn bên trong sân bay hàng ngàn người chen chúc, vạ vật chờ đón người thân.
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, sau lễ cúng Tết ông Công ông Táo, người dân sẽ mang cá chép ra các kênh, rạch, sông để phóng sinh nhằm tiễn ông Táo về trời.
Hàng chục ngôi nhà chồ ở cửa sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước, Nha Trang đã bất ngờ cháy dữ dội trong đêm 17/1. Ngọn lửa bốc lên cao hàng chục mét và chạy dài vài trăm mét theo triền sông… (Ảnh: Viết Hảo)

Sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nay đến lượt Đoan Môn - cổng chính dẫn vào Hoàng Thành Thăng Long khoác trên mình một lớp vôi ve mới. Sự "tươm tất", mới mẻ đem lại một vẻ ngoài khác lạ cho Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh: Quang Phong)
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá tác dụng của loa phường, nơi nào thấy không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất xoá bỏ. Được cho là "đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử" nhưng đến nay, loa phường vẫn đang hoạt động trên khắp ngõ ngách Thủ đô. (Ảnh: Hữu Nghị)
Cặp khế có giá 12 tỷ đồng, cụ me 3,5 tỷ, mai vàng 2,7 tỷ, lộc vừng 1,5 tỷ… Đó là những cây kiểng độc đáo hội ngộ tại chợ hoa Tết Đinh Dậu năm nay tại TP HCM. (Ảnh: Đình Thảo)
Hòa chung không khí của cả nước, những ngày này, bộ đội Trường Sa cũng đang tất bật chuẩn bị đón Tết. Nhà cửa được trang hoàng lại, những nồi bánh chưng bắt đầu đỏ lửa... (Ảnh: Trúc Hà)
Để thu hút khách mua 2 cây đào phai chục năm tuổi của gia đình, một hộ dân ở Kim Sơn (Ninh Bình) đã tung chiêu khuyến mại mua đào được tặng thêm gà tre trống. Người bán đào cho biết tặng gà còn mang ý nghĩa giúp người mua gặp may mắn trong năm mới Đinh Dậu. (Ảnh: Thái Bá)
16h ngày 16/1, bà Akie - Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - đã tới thăm Làng Hòa bình Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đây là nơi chăm sóc, phục hồi chức năng cho hàng trăm trẻ khuyết tật. (Ảnh: Quang Phong)
Từ 19/1, nhánh cầu vượt theo hướng Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm cho phép xe 2 bánh, ô tô lưu thông góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại điểm đen ngã 6 Gò Vấp. (Ảnh: Quốc Anh)


Quang Phong (tổng hợp)

2 ngày nay, tại Bình Định trời se lạnh kèm mưa vừa khiến những người dân dựng lều bán hoa Tết lại lo sốt vó. Thâu đêm canh hoa, họ luôn thấp thỏm vì trời mưa, thậm chí còn bị các đối tượng “xin đểu”.

Giống bao nhiêu người tại khu chợ hoa Tết, cha con bác Nguyễn Phú Yên (50 tuổi, ngụ tỉnh Nam Định) dựng lều tạm bợ, thâu đêm giữa tiết trời se lạnh để canh hoa. Mỗi khi có khách, bác lại niềm nở “tiếp thị”. Cực nhất là về đêm, trời lạnh mà gặp mưa gió thì rất khổ, nước mưa dột ướt ngồi co ro thâu đêm.

Như thường lệ, năm nay, bác Yên đem vào 120 gốc đào từ Nam Định vào phố biển Quy Nhơn bán Tết. “Đêm qua, trời mưa rả rích suốt từ nửa đêm tới gần sáng. Trời càng về khuya càng lạnh nên ngủ không được mà có ngủ cũng khó chỉ chợp mắt tí lại tỉnh dậy để canh đào. Tôi chỉ mong thời tiết ấm áp, bán xong sớm còn về quê ăn Tết cùng gia đình”- bác Yên chia sẻ.
Anh Xin lo nhất là nửa đêm trời mưa gió lạnh lẽo

Còn anh Nguyễn Văn Xin (36 tuổi, ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) lại phập phồng lo cho số phận 500 chậu cúc có thể ế, nếu trời tiếp tục mưa lạnh thì hoa cúc nở càng chậm, bán sẽ mất giá. Theo anh Xin, so với các nhà vườn trồng hoa cúc ở Vĩnh Liêm (thị xã An Nhơn) hay làng cúc Bình Lâm (huyện Tuy Phước), thì làng cúc ven sông Hà Thanh ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên cúc đẹp hơn. Tuy nhiên, thực tế do chịu ảnh hưởng 5 đợt lũ liên tiếp nên năm nay lượng hoa tương đối ít và sức mưa chậm.

“Tôi căng lều bán 3 hôm nay mà mới chỉ xuất được khoảng 10 chậu. Tâm lý người dân chờ cận Tết, sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ xong mới đi mua hoa về chưng. Lúc đó, họ cũng hy vọng hoa rẻ nhưng năm nay lượng hoa ít nên riêng hoa cúc, giá sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Với người bán hoa, sợ nhất là trời mưa, nằm giữa trời, lều bạt tạm bợ, gió biển thổi vào lạnh thấu xương không ngủ được. Mà tôi cũng không dám ngủ, mấy ngày này thường là thức trắng đêm”- anh Xin tâm sự.
Mảnh lều tạm bợ khó chống đỡ giữa tiết trời se lạnh và mưa những ngày cận Tết ở phố biển Quy Nhơn khiến người bán hoa lo sốt vó

Thấp thỏm vì mưa gió đã đành, những người bán hoa lạ nước lạ cái, nhất là người ở các địa phương khác đến bán ở chợ hoa Tết còn bị một số đối tượng đi “xin đểu”.

Anh Nguyễn Văn Nguyên (ngụ TP Quy Nhơn), một người bán hoa lan tại chợ hoa Tết, cho biết: “Bán hoa Tết đã cực rồi, bỏ vốn cả trăm triệu lấy hoa về bán hy vọng kiếm chút lãi nhưng còn bị một số đối tượng quấy nhiễu. Ngày đầu tiên vợ chồng tôi mới ra bán, nửa đêm đang ngủ thì có người đến đập vào lều. Tôi biết mấy tụi đi “xin đểu”, đã quen cảnh này rồi nên tôi làm thinh. Sợ nhất là mấy người ở nơi khác đến đấy bán, nếu các chủ hàng bị xin không cho, các đối tượng rất dễ sinh sự”.
Anh Nguyễn Đảo (25 tuổi, bên phải) cùng 2 người bạn ăn vội hộp cơm bụi để tiếp thị hoa cho khách
Cơm đùm cơm nắm, thâu đêm bán hoa Tết
Người dân bắt đầu mua hoa đào chưng Tết

Doãn Công
Được tạo bởi Blogger.