Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Đó là phát biểu và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị xúc tiến và đầu tư tỉnh Nghệ An lần thứ 9 vào sáng 19/2/2017.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong muốn sẽ sớm xây dựng tỉnh Nghệ An trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai.
Đại biểu dự Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Đinh Dậu - 2017.

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tập trung tuyên truyền, giới thiệu quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua 8 kỳ hội nghị, tỉnh Nghệ An đã thu hút được 804 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký hơn 261 nghìn tỷ đồng, trong đó: 758 dự án đầu tư trong nước với trên 101 nghìn tỷ đồng và 46 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với hơn khoảng 7,2 tỷ USD. Có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm và nộp ngân sách lớn.

Nhiều dự án lớn hoạt động có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm và nộp ngân sách lớn như Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH - True milk; Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam; Bia Hà Nội - Nghệ An, Bao bì Sabeco; Thủy điện Bản Vẽ; Thủy điện Hủa Na; Nhà máy ván nhân tạo MDF; Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao; Nhà máy Tôn Hoa Sen, Các nhà máy may và lắp ráp linh kiện điện tử của Hàn Quốc, Nhật Bản...
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cam kết triển khai đồng bộ và hiệu quả với 9 giải pháp cụ thể nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

“Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững thì phải: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Chính vì vậy, công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào tìm hiểu, đầu tư và hoạt động hiệu quả, đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng luôn được lãnh đạo tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo”, ông Nguyễn Xuân Đường nhấn mạnh.

Ghi nhận những thành quả trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An những năm qua, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đây là cơ hội tốt để Nghệ An tạo bước đột phá trong phát triển nếu tận dụng tốt các cơ hội trên cơ sở một chiến lược phát triển tốt, bài bản, tầm nhìn dài hạn".

"Để tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh, tỉnh phải có tư duy mới, cách làm mới. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, cần phải đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển, xây dựng bộ máy hành chính phù hợp, kiến tạo, liêm chính, chăm lo đời sống nhân dân", Thủ tướng nói.

Các nhà đầu tư, các doanh nhân đồng hành cùng Chính phủ, tỉnh Nghệ An, trong quá trình phát triển quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi tin tưởng rằng với tư duy, cách làm mới của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng sẽ phát huy tốt nhất những tiềm năng thế mạnh của mình và vùng để sớm thực hiện hóa mục tiêu xây dựng Nghệ An trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai…”.

Đặc biệt, 2016 là năm Nghệ An đạt được nhiều thành quả trong thu hút đầu tư. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,5%. Thu ngân sách đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Tống vốn đầu tư xã hội đạt hơn 51.000 tỷ dồng. Toàn tỉnh có 141 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và tăng thêm 335.441 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%, các nhà đầu tư cũng đã hỗ trợ và triển khai các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh…..

Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2020, PCI của tỉnh này sẽ đứng trong top 15 của cả nước. Trong năm 2017 phấn đấu thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An khoảng trên 100 dự án với số vốn đăng ký từ 30.000 - 35.000 tỷ đồng. Tạo việc tàm cho khoảng 13.000 - 15.000 lao động.Trong năm 2017, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục hướng đến các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Đồng thời xúc tiến đầu tư đa dạng về lĩnh vực trong ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, dịch vụ…

Tại hội nghị tỉnh Nghệ An đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án và ký kết 15 thỏa thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư vào tỉnh Nghệ An với tổng số vốn đăng ký là 22.628 tỷ đồng. Về phía BIDV, với vai trò là đơn vị tài trợ, đầu mối thu xếp vốn cho các dự án đầu tư BIBV đã ký một thỏa thuận nguyên tắc tài trợ 1 dự án với tổng giá trị đầu tư 1.754 tỷ đồng, trong đó lượng vốn BIDV thu xếp tài trợ cho vay dự kiến là 1.403 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Nghệ An tôn vinh những doanh nghiệp đã gắn bó, đồng hành cùng địa phương trong phát triển KT-XH thời gian qua như Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Công ty CP Thực phẩm sữa TH, MDF, Sabeco, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản...


Qua 9 năm tổ chức, Nghệ An đã thu hút được 804 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký hơn 261.000 tỷ đồng, trong đó có 758 dự án đầu tư trong nước và 46 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2017 có khoảng 500 khách mời, gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bộ, ban, ngành Trung ương; Đại sứ quán các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Úc; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các tập đoàn, Tổng công ty lớn; các doanh nghiệp đến từ các nước; các nhà đầu tư điển hình... Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội Nghị và đi thăm một số nhà máy, làm việc với UBND tỉnh Nghệ An. Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với huyện Nam Đàn về chương trình Nông thôn mới.

Theo Nguyễn Phê/ nguồn: Dân trí

Rau xanh và đồ ăn tươi sống là những mặt hàng bán chạy cuối đợt nghỉ Tết, đồng thời ghi nhận sự phân hoá về giá bán tại chợ và các siêu thị.

Sau những ngày Tết, rau củ và đồ tươi sống là những mặt hàng được những bà nội trợ tìm mua nhiều nhất. Chị Oanh (Chùa Láng, Hà Nội) cho biết, nhu cầu rau xanh và hải sản của gia đình chị sau những ngày Tết tăng mạnh. "Một nồi lẩu với rau và hải sản là thứ mọi người trong gia đình tôi đang chờ đợi, nhất sau những ngày Tết 'ngán tận cổ' với bánh trưng, thịt gà và giò chả", chị Oanh chia sẻ.

Giá các mặt hàng này cũng tăng so với thời điểm trước Tết, tùy từng khu vực. Tại Hà Nội, một số chợ tại quận Cầu Giấy, Hà Đông, Ba Đình... giá các loại rau có mức tăng từ gấp rưỡi cho tới gấp hai, gấp ba lần trước Tết. Các loại rau sống, rau thơm có mức tăng cao hơn cả. Thịt bò và các loại hải sản cũng nhích lên, trong khi thịt lợn chỉ tăng nhẹ.

Bán hàng rau tại chợ Hà Đông, chị Minh cho biết sau Tết, các chợ đầu mối vẫn ít hàng do nhà vườn nghỉ chưa thu hoạch, hàng hoá vì thế đắt hơn ngày thường vài ba giá.

"Hàng hiếm nên các loại thực phẩm, rau sau Tết đắt đỏ hơn. Tăng giá nhiều nhất là rau thơm các loại, gấp 3 lần so với thời điểm trước Tết. Rau xà lách có giá 20.000 - 25.000 đồng một kg, chanh 5.000 đồng một quả…”, chị Minh cho biết. Theo tiểu thương này, phải qua ngày Rằm tháng Giêng, giá rau xanh mới có thể ổn định, trở về như trước nghỉ lễ.
Quầy rau xanh tại các siêu thị khá phong phú sau Tết. Ảnh: H.Thu

Đối với khu vực TP HCM, giá các mặt hàng rau xanh có mức tăng thấp hơn so với Hà Nội. "Rau muống ngoài chợ ngày thường tôi mua 10.000 đồng thì nay chỉ tăng lên 12.000 đồng, các loại khác có tăng nhưng không đến mức quá cao", chị Hạnh sống tại Gò Vấp, TP HCM cho biết.

Giá cả tăng thấp hơn một phần do người tiêu dùng thường có xu hướng đến các cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại mua hàng - nơi giá cả được bình ổn, không tăng so với trước Tết. "Đồ ăn trong cửa hàng tiện lợi ở gần nhà tôi hầu như không tăng giá so với trước Tết, giá thịt heo và các đồ tươi sống giữ khá ổn định", chị Hạnh cho biết.

Còn chị Muôn (quận 12, TP HCM) chia sẻ so với trước Tết, giá rau xanh tại một số chợ tăng 30-50%, trong đó nhóm tăng mạnh nhất là các loại rau ăn lẩu, rau sống. Tuy nhiên, mức này cũng không quá cao so với mọi năm. "Năm nay, nguồn hàng tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị khá phong phú nên nhu cầu của người tiêu dùng cũng được đáp ứng, các tiểu thương ở chợ cũng vì thế mà không ép giá quá cao", chị Muôn nói.
Mở cửa lại sau Tết, nhiều hệ thống siêu thị lập tức chạy các chương trình khuyến mãi nhằm "hút" khách mua sắm. Ảnh: H.Thu


Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị - trung tâm thương mại như Aeon, BigC, Co.opmart... thì bên cạnh những đơn vị mở "xuyên" Tết, đa phần cũng đã hoạt động trở lại từ mùng 2 hoặc mùng 3. So với mọi năm, các siêu thị và trung tâm thương mại đã rút ngắn thời gian nghỉ Tết để đón đầu tâm lý của người dân hiện không còn mua dự trữ hàng hoá dài ngày.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Co.opmart cho biết, sức mua của các siêu thị thuộc hệ thống sau Tết khá tốt. "Chúng tôi đã chuẩn bị 110 tấn hàng để phục vụ người tiêu dùng trước và sau Tết Nguyên đán. Do vậy, giá cả các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là rau và đồ tươi sống không tăng dù nhu cầu tăng cao”, đại diện Co.opmart chia sẻ.

Là một trong những đơn vị mở cửa xuyên Tết đón khách, Aeon Mall (Long Biên, Hà Nội) ghi nhận không khí mua sắm khá sôi động tuy không quá đột biến so với ngày thường. Khu quầy hàng "hút" khách nhất vẫn là rau xanh, cá tươi và hoa quả, song cũng không có cảnh chen lấn để chọn mua. Theo đại diện các siêu thị, nhờ chuẩn bị kế hoạch kinh doanh từ trước và ký hợp đồng với nhà cung cấp nên siêu thị không bị hụt hàng trong thời gian nghỉ lễ, giá cả cũng được giữ ổn định.

Theo Minh Sơn - Anh Minh/ VnExpress


Trang phục hầu đồng trong văn hóa tâm linh của người Việt

Người ta gọi trang phục trong hầu đồng là khăn chầu áo ngự, là các y phục của chư thánh giá ngự. Tuy nhiên, kiểu dáng, màu sắc trang phục có những quy định chung nhưng không mang tính bắt buộc, mỗi nơi, một dân tộc lại có những dị biệt khác nhau theo vùng miền.


Ở Hà Nội có thể tìm mua khăn chầu, áo ngự ở phố Hàng Quạt. Tuy nhiên xét về quy mô và độ chuyên sâu chuyên nghiệp trong kỹ thuật sản xuất trang phục hầu đồng với số lượng lớn, đa dạng mẫu mã, mang tính thẩm mỹ cao, sang trọng mà giá cả hợp lý thì phải nói tới của hàng Long Khánh tại số 14 - phố Hàng Vải - Hoàn Kiếm - Hà Nội, một người kinh doanh có tâm với nghề thực sự.

Niềm đam mê

Nhóm phóng viên có dịp trao đổi với chủ cửa hàng Long Khánh về trang phục và nét đẹp trong nghi lễ Hầu đồng của Đạo Mẫu. Chủ cửa hàng, anh Trần Tô Long, chàng sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương năm nào không bao giờ nghĩ cuộc đời lại có ngã rẽ là làm kinh doanh khăn áo hầu Thánh như bây giờ.
Anh Trần Tô Long, chàng sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương năm nào không bao giờ nghĩ cuộc đời lại có ngã rẽ là làm kinh doanh khăn áo hầu Thánh như bây giờ

Sau khi tốt nghiệp đại học, cũng như các bạn cùng lứa thời đó, anh lao vào con đường kiếm tiền, cống hiến tài năng như bao thanh niên trẻ tuổi cùng chí hướng. 15 năm làm việc cho các tập đoàn lớn của nước ngoài như Sumitomo Construction, Toyota Motor Vietnam...anh vẫn chưa tìm ra được đam mê mà mình muốn theo đuổi. Là người có những cảm nhận nhạy cảm về văn hóa và luôn trăn trở về tính thẩm mỹ của trang phục nhất là phục trang hầu đồng ở Việt Nam nên anh Long quyết định dấn thân vào một nghề hoàn toàn mới mẻ.

Anh Long quyết định dấn thân vào một nghề hoàn toàn mới mẻ đó là kinh doanh khăn áo hầu Thánh

Anh Long cho biết bản thân là một thanh đồng và bỏ nhiều công sức nghiên cứu sâu về Đạo Mẫu Tứ Phủ nên anh có những suy nghĩ đặc biệt về Đạo Mẫu. Theo anh, Đạo Mẫu trong văn hóa của người Việt không thua kém bất cứ một tôn giáo nào trên thế giới. Hơn nữa, các thuộc tính đặc thù của Đạo Mẫu bao gồm và đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng khéo léo trong nghi lễ. Đạo Mẫu tái hiện rất nhiều vũ đạo của các Tiên Thánh nên trước hết là phải đẹp về phần nhìn nên đòi hỏi tính thẩm mỹ rất rất cao. Xuất phát từ những ý tưởng đó, anh quyết định dấn thân khởi nghiệp làm đẹp cho Tứ Phủ, nếu như mình làm đẹp được cho Đạo, bất cứ người nước ngoài nào được có duyên chứng kiến thấy Đạo Mẫu cũng phải trầm trồ thán phục. Hơn nữa, tại thị trường Việt nam lúc đó, để mua được tòa khăn áo đảm bảo tính thẩm mỹ rất khó, nếu có thì rất đắt, do đó anh quyết định mở cửa hàng kinh doanh khăn áo hầu mục đích chính là để phục vụ các thanh đồng và làm đẹp cho Đạo. Với mong muốn tất cả các thanh đồng đều có trang phục đẹp để hầu Thánh.

Anh Long là một thanh đồng và bỏ nhiều công sức nghiên cứu sâu về Đạo Mẫu Tứ Phủ nên anh có những suy nghĩ đặc biệt về Đạo Mẫu

Để cung cấp những y phục hầu uy tín, chất lượng, cửa hàng Long khánh đã chính thức được thành lập. Bên cạnh khăn áo hầu, cửa hàng còn nhận các dịch vụ về đàn 4 phủ cho đông đảo khách hàng trên cả nước. May đo áo dài truyền thống, cách tân nam nữ, các đồ phụ kiện trong nghi lễ hầu đồng. Các sản phẩm do của hàng cung cấp có sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Am hiểu sâu sắc Đạo Mẫu và hướng đi mới trong kinh doanh.


Theo anh, hầu đồng là một sinh hoạt văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt Nam. Dưới hình thức nghi lễ hầu và hát văn, hình thức này ca ngợi, tôn vinh các nhân vật lịch sử và công lao của họ. Về nghệ thuật diễn xướng, đây là tổng hợp của nhiều hình thức khác nhau: Nghệ thuật hát chèo, hát văn, kịch múa, nhảy hóa trang và nghi lễ. Mỗi người hầu bóng phải diễn các giá đồng, hóa thân thành các nhân vật Tiên Thánh với thần thái và tâm trạng khác nhau. Ở mỗi giá đồng, ngoài âm nhạc, tiếng hát, khăn áo cũng là một phần hết sức quan trọng. 

Ở mỗi giá đồng, ngoài âm nhạc, tiếng hát, khăn áo cũng là một phần hết sức quan trọng

Người ta gọi phục trang trong hầu đồng là khăn chầu áo ngự, là các y phục của chư Thánh giá ngự. Mỗi vị thánh có một trang phục riêng, đòi hỏi sự cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ, tinh tế trong mỗi họa tiết hoa văn. Khăn áo trong nghi thức hầu đồng thường rất phong phú, tùy vào địa phương và văn hóa vùng miền. Song các trang phục cơ bản phải vẫn phải tuân theo quy định chặt chẽ chung. Người hầu đồng phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo vấn hầu có bao nhiêu giá. Thường thì phải cần những trang phục sau như khăn đỏ phủ diện, khăn áo của các vị Thánh mình hầu, một bộ lót (hạ y) màu trắng, khăn tấu hương và một ít loại khăn khác, thắt đai lưng màu, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, quạt và son phấn…
Mỗi vị thánh có một trang phục riêng, đòi hỏi sự cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ, tinh tế trong mỗi họa tiết hoa văn

Đã từng thực hiện và tham dự nhiều vấn hầu, anh cho hay một giá đồng có trang phục đẹp sẽ tạo hưng phấn, thăng hoa cho thanh đồng cũng như người tham dự buổi lễ.Và trước khi sử dụng y phục, mỗi lần ngự áo đều phải làm trong sạch (khai quang) bằng cách khua nén hương qua y phục. Trang phục cũng được kết hợp với yếu tố tâm linh, thanh đồng nào nếu có bóng thánh giáng sẽ làm đổi diện thanh đồng.

Một giá đồng có trang phục đẹp sẽ tạo hưng phấn, thăng hoa cho thanh đồng cũng như người tham dự buổi lễ

Cho đến nay cửa hàng đã hoạt động dc gần 5 năm và được rất nhiều khách hàng ở Việt Nam cũng như các kiều bào trên toàn thế giới thương mến và ủng hộ. Cửa hàng kinh doanh không bao giờ theo phong cách ăn xổi ở thì mà chủ cửa hàng luôn coi đó là một trọng trách, luôn đi theo tôn chỉ “Càng ngày phải tìm đủ mọi cách thức giảm giá thành sản phẩm để ngày càng nhiều các thanh đồng có thể mua được đồ đẹp khi hầu Thánh, các sản phẩm có chất lượng đến được tay các thanh đồng. Toàn bộ sản phẩm đến tay khách hàng đều phải đạt yêu cầu cao về kỹ thuật và thẩm mỹ. Kể cả khách hàng đã ưng ý mà mình chưa cho là đẹp mắt cũng không bao giờ giao cho khách”


 Cửa hàng khăn áo hầu đồng Tô Long được rất nhiều khách hàng ở Việt Nam cũng như các kiều bào trên toàn thế giới thương mến và ủng hộ

Chia sẻ về những dự định sắp tới, anh Long cho biết mình sẽ tiếp tục theo nghiệp hoằng dương Đạo Mẫu và tập trung vào các trang phục lễ cho dịp cuối năm. Không những thế, cửa hàng anh còn nhận đặt các mẫu trang phục cho các lễ, tiệc, cưới, hỏi... Phục vụ những thanh đồng có được những trang phục ưng ý là niềm vui mỗi ngày và những phản hồi yêu mến của khách hàng hàng ngày là những niềm hạnh phúc lớn mà anh không thể nói thành lời và không tiền bạc nào mua được. Để tri ân khách hàng trong đoạn đường 5 năm hoạt động, sắp tới, đầu tháng 2 âm lịch 2017, tiến tới kỷ niệm 5 năm thành lập cửa hàng, anh sẽ tổ chức chương trình gameshow online facebook trong 5 ngày để tri ân các khách hàng gần xa. Mỗi ngày sẽ có một người trúng giải và mỗi giải thưởng là một quả áo Mẫu thêu trên gấm trị giá 6 triệu đồng. Mọi người quan tâm về Đạo Mẫu và muốn có những trang phục đẹp hãy tham gia gameshow bằng cách follow trang Facebook Louis Tran (Khăn Áo Hầu) để rinh những phần thưởng ý nghĩa, và anh tin rằng các trang phục trong cửa hàng sẽ ngày càng được nhiều người yêu thích.

Mọi thông tin liên hệ: Khăn áo hầu Long Khánh
Địa chỉ : 14 Hàng Vải, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Áo mũ, vàng tiền, cá chép... vẫn là những mặt hàng cúng lễ được tiêu thụ với số lượng lớn trong ngày ông Công, ông Táo về chầu trời, giá tăng 10-20% so với mọi năm.


Phố Hàng Mã – “thủ phủ” buôn bán vàng mã của Hà Nội bước vào giai đoạn kinh doanh sôi động nhất trong năm từ các đây nửa tháng. Dịp lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, các mặt hàng phục vụ cúng lễ hay trang trí nhà cửa dịp năm mới được các cửa hàng bày bán đỏ rực cả con phố.

Vừa xăm xắn xếp đồ khách đặt mua vào túi, bà Hường – chủ một cửa hàng bán đồ dành cho người cõi âm trên phố Hàng Mã cho biết, từ tháng trước, bà đã trữ lượng hàng khá lớn để phục vụ nhu cầu mua sắm, cúng lễ vào dịp cuối năm của người dân. So với mọi năm, mẫu mã đồ cúng lễ đẹp hơn, cầu kỳ hơn, giá theo đó cũng cao hơn 10-20%. Dù giá tăng đôi chút nhưng bà Hường cho hay khách mua thường ít mặc cả bởi tâm lý “mua đồ cúng lễ không nên cò kè bớt một thêm hai”.

Ngày Táo Quân về trời được xem như điểm bắt đầu của Tết Nguyên đán. Vì thế ngoài lễ tiễn ông Công, ông Táo, nhiều gia đình còn tổ chức lễ tạ cuối năm. Song theo chị Hoà - một tiểu thương từ Hà Đông, thì các mặt hàng mô phỏng đồ xa xỉ cho người cõi âm như ôtô Lexus, iPhone 7… lại bán không chạy như mọi năm. “Một số mẫu các năm trước vẫn bán chạy như ôtô, xe máy phân khối lớn… được nhập về trữ đầy trong kho, nhưng tiêu thụ khá chậm”, chị Hoà nhận xét.
Những bộ quần áo cúng ông Công, ông Táo làm từ giấy xà cừ, lấp lánh với giá 200.000 - 250.000 đồng một bộ khá "hút" khách hàng. 


Thay vào đó, người tiêu dung lại đơn thuần hỏi mua nhiều những đồ dùng cần thiết cho ngày này như quần áo, cá chép… nên những mặt hàng này bán rất chạy. Thường một bộ đồ cúng gồm 3 chiếc mũ, 3 bộ quần áo, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy và giá phụ thuộc vào mẫu mã, chất liệu và kích cỡ sản phẩm. Chẳng hạn, một bộ loại nhỏ, làm bằng giấy thường có giá khoảng 40.000-60.000 đồng. Loại trung bình giá khoảng 70.000-90.000 đồng. Còn lại loại to đẹp, có nhiều họa tiết và cầu kỳ làm từ giấy trang kim giá 170.000 – 200.000 đồng một bộ; ngựa 40.000 – 100.000 một con tùy loại to, nhỏ; cá chép giấy 20.000 - 30.000 đồng một con…
Nhiều người tranh thủ sắm "tất tần tật" đồ cúng, lễ dịp cuối năm.

“Khách hỏi mua bộ đồ loại to, mẫu mã đẹp trên 100.000 đồng rất nhiều, thành ra những bộ đồ cúng bình dân lại “kén” khách”, chị Hạnh kinh doanh mặt vàng mã tại chợ Hà Đông nói thêm. Có lẽ vì thế mà những bộ đồ cúng ông Táo làm từ giấy xà cừ, ánh bạch kim được các tiểu thương “hét” với giá 200.000 – 250.000 đồng một bộ.
Cá chép đỏ cúng ông Táo có giá 30.000 - 60.000 đồng bộ 3 con.

Ngoài thị trường vàng mã, đồ cúng lễ khác như hoa quả, hoa tươi năm nay tăng giá mạnh so với năm ngoái. Các tiểu thương lý giải do thời tiết năm nay nắng ấm nhiều nên hoa quả phần lớn đều chín rộ cách Tết cả tháng, buộc chủ vườn phải bán sớm. Cũng vì thế mà khi cận Tết, các sản phẩm này lại “cạn” hàng, đẩy giá lên cao. Một số loại như cam canh có giá 50.000 – 55.000 đồng một kg, tăng 15.000 – 20.000 đồng; xoài Cát Chu giá 70.000 – 80.000 đồng, chuối xanh giá 50.000 - 80.000 đồng một nải… Tuy nhiên các tiểu thương cho rằng đây chưa phải đã là mức tăng cuối cùng mà sẽ lên đến đỉnh điểm trong những ngày giáp Tết.

Anh Minh

Lỗ phát sinh của Vinachem trong năm 2016 tập trung vào 4 đơn vị gồm: Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP - Vinachem; Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.

Trong năm 2016, lợi nhuận hợp nhất của Vinachem ước lỗ 627 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) về kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 39.134 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2015; Doanh thu ước đạt 41.931 tỷ đồng, giảm 8,4% so với năm 2015; Nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 1.794 tỷ đồng; Giá trị đầu tư xây dựng thực hiện của toàn Tập đoàn đạt 2.711 tỷ đồng, gần bằng 92% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 445 triệu USD, trong đó tổng giá trị xuất khẩu đạt 225 triệu USD, giảm 12% so cùng kỳ năm 2015; nhập khẩu đạt 220 triệu USD giảm 18% so với cùng kỳ năm 2015.

Đáng lưu ý, trong năm 2016, lợi nhuận hợp nhất của Vinachem ước lỗ 627 tỷ đồng; trong đó lãi phát sinh là 2.745 tỷ đồng, lỗ phát sinh là 3.372 tỷ đồng.

Lỗ phát sinh của Vinachem tập trung vào 4 đơn vị gồm: Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP - Vinachem; Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình. Đây cũng chính là 4 dự án năm trong danh sách 12 dự án yếu kém, thua lỗ thuộc ngành đang được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý.

Báo cáo của Vinachem nêu rõ, các nhóm ngành hàng như phân bón NPK, phân lân chế biến, hóa chất cơ bản, cao su, chất tẩy rửa, pin ắc quy, khí công nghiệp... vẫn giữ được sản xuất ổn định và đạt tăng trưởng khá về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu.

Tuy nhiên, ngành sản xuất phân đạm và phân DAP lại gặp rất nhiều khó khăn do giá bán urê và DAP trên thế giới và trong nước giảm quá mạnh dẫn tới các các đơn vị phải giảm sản xuất, dừng máy và phát sinh lỗ. Do chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị và doanh thu của Tập đoàn nên sự sụt giảm của sản xuất phân đạm ure, phân DAP dẫn tới kết quả chung về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu và đặc biệt chỉ tiêu hiệu quả của toàn Tập đoàn trong năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả đạt được chưa cao trong năm 2016, trong năm 2017, Vinachem đặt mục tiêu tương đối khiêm tốn. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế là 42.419 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2016; Doanh thu đạt 43.567 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2016; Lợi nhuận 155 tỷ đồng; Tiền lương tăng 5% so với năm 2016.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2016 diễn ra vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng trong việc duy trì tăng trưởng khá đối với một số phẩm truyền thống, có thế mạnh (pin, ắc quy, chất tẩy rửa, hóa chất cơ bản, khí công nghiệp).

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Hóa chất thẳng thắn nhìn nhận về chất lượng đầu tư một số dự án còn hạn chế trong khâu quy hoạch, lập dự án đầu tư dẫn đến thua lỗ. Phó Thủ tướng yêu cầu Vinachem cần tập trung quyết liệt để thực hiện một số vấn đề, trong đó phải giữ vững mục tiêu tiếp tục xây dựng Vinachem trở thành Tập đoàn đi đầu trong sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản và sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn khẳng định, năm 2017, Tập đoàn sẽ nắm bắt cơ hội và tích cực thực hiện các giải pháp, phát huy nội lực để chặn đà suy giảm của sản xuất kinh doanh, khôi phục lại tăng trưởng, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.

Phương Dung/ Dân trí

Yêu cầu Vinachem tập trung xử lý triệt để tồn tại các dự án đang gặp khó khăn như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý thực trạng hiệu quả đầu tư xây dựng của Vinachem tại một số dự án còn thấp, thậm chí yếu kém.

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, ngày 14/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự hội nghị tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Vinachem phải nhìn nhận rõ những hạn chế, yếu kém, tái cấu trúc mạnh mẽ để phát triển.

Năm 2016 là năm rất khó khăn với tập đoàn, nhiều chỉ tiêu chính không đạt kế hoạch đề ra (doanh thu đạt gần 42.000 tỷ đồng, giảm 8,4%; xuất khẩu đạt 225 triệu USD, giảm 12%; thu nhập người lao động giảm 10% so với năm 2015...).


Theo Phó Thủ tướng, nhiệm vụ rất quan trọng với Vinachem là đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, khắc phục thất thoát, lãng phí

Ghi nhận những cố gắng của tập đoàn trong năm 2016, nhưng theo Phó Thủ tướng, việc không hoàn thành các chỉ tiêu chính về sản xuất kinh doanh cho thấy tập đoàn đang ở thời điểm rất khó khăn, đòi hỏi phải tập trung phân tích kỹ bối cảnh, đánh giá toàn diện các vấn đề để có thể tìm ra giải pháp phù hợp.

“Nguyên nhân chủ quan lớn nhất là những hạn chế trong công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quản trị chi phí, tăng giá thành sản xuất, sản phẩm khó cạnh tranh”, Phó Thủ tướng nói.

Công tác tái cơ cấu doanh nghiệp đã được triển khai, song chất lượng còn hạn chế, chưa toàn diện, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh trên thị trường; cổ phần hoá tại các đơn vị còn chậm, thực hiện chưa quyết liệt.

Hiệu quả đầu tư xây dựng một số dự án còn thấp, thậm chí yếu kém; cá biệt có dự án không thể thực hiện được mục tiêu đầu tư, một số dự án thực hiện chậm, một số dự án tính toán sai các yếu tố đầu vào (công nghệ, nguyên liệu) dẫn tới không hiệu quả…

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 của Vinachem, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững mục tiêu tái cơ cấu, đổi mới để phát triển, tiếp tục xây dựng Vinachem trở thành tập đoàn đi đầu trong sản xuất, kinh doanh hoá chất cơ bản và sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất.

Theo đó, phải giữ vững 4 nhóm ngành nghề kinh doanh chính gồm sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hoá chất; sản xuất và kinh doanh hoá chất cơ bản, hoá chất tiêu dùng, hoá dược; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su (lốp xe).

Năm 2016, nhiều chỉ tiêu chính của Vinachem không đạt kế hoạch đề ra

Phó Thủ tướng yêu cầu tập đoàn tập trung xử lý triệt để tồn tại các dự án đang gặp khó khăn như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc. "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ rất quyết liệt để cùng với Tập đoàn khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển. Về phía Tập đoàn cũng phải rất nỗ lực để xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, phù hợp với từng doanh nghiệp, từng dự án", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, nhiệm vụ rất quan trọng là đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, khắc phục thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, phải chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường, không để xảy ra sự cố môi trường.

Để thực hiện được các yêu cầu trên, tập đoàn phải rà soát lại các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư phát triển; tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự hợp lý, nâng cao chất lượng nhân lực; đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, bảo đảm điều kiện bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác nghiên cứu phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, an toàn trong sản xuất và sử dụng; tiến tới chủ động được việc cung cấp một số hoá chất cơ bản cho nền kinh tế.

Bích Diệp (ghi)

“Quản lý Nhà nước thiếu nên không có hàng rào kỹ thuật, không có quy định cho phép nhập hàng gà đông lạnh đấy là mấy tháng. Ông nọ hỏi ông kia nhưng đều không có, như vậy thịt gà, thịt lợn đông lạnh giết mổ ở Mỹ, Pháp,...cách đây 40 năm nhập về Việt Nam vẫn hợp pháp bởi không có hàng rào kỹ thuật".

Đó là phát biểu của TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tại Hội thảo “Rào cản đối với kinh doanh các đầu vào Nông nghiệp: Giống cây trồng, giống vật nuôi và máy nông nghiệp” diễn ra sáng nay (12/1).


Toàn cảnh hội thảo “Rào cản đối với kinh doanh các đầu vào Nông nghiệp: Giống cây trồng, giống vật nuôi và máy nông nghiệp”

Ông Khanh cho rằng, riêng lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta có 17 Nghị định và 111 Thông tư trong vòng 5 năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y tế. Với tình trạng như thế này nhớ tên luật cũng không nhớ nổi.

Theo đánh giá của ông Khanh, đây là thực trạng của Việt Nam vừa thiếu, vừa yếu, vừa chồng chéo. “Hiện nay trong ngành chăn nuôi Việt Nam tôi quan tâm nhất là hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất (khoảng 2,5 – 3 triệu tấn).”

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2015, nhập khẩu chính ngạch là hơn 124.000 tấn gà đông lạnh nhưng đó vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất. Trong đó chủ yếu là đùi gà, cánh gà, mề gà và nội tạng lợn như lòng, tim, cật…Nguyên nhân chính là do hàng tạm nhập nhưng lại không xuất đi được, xâm nhập lại thị trường, lẫn lộn với hàng nhập chính ngạch để bán cho người dân với giá siêu rẻ.

Theo ông Khanh, với Bộ Công Thương thì cứ doanh nghiệp kí quỹ 10 tỷ đồng, thông báo có kho bãi thì là được cấp phép. Còn bên Tổng cục Hải quan thì khi doanh nghiệp có giấy phép thì được phép tạm nhập, tái xuất. "Được phép nhập bao nhiêu tấn và xuất đi bao nhiêu thì không ai quản lý cả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng không kiểm tra chỗ này", ông Khanh cho biết.


TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam

Hiện nay theo ông Khanh, sản phẩm gà đông lạnh đang sử dụng ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn. Vì chúng ta không quy định tiêu chuẩn kỹ thuật là chân gà bao nhiêu tháng, đùi gà mấy tháng. Việc chồng chéo trong quản lý dẫn đến gà, chân gà, cánh gà, lòng gà 10.000 đồng/kg, hay tim lợn chỉ có 10.000 đồng/kg và có thời gian hơn 20 năm ở chợ Phùng Khoang toàn từ đây ra hết. Đây chắc chắn là hàng tạm nhập tái xuất bởi hàng của Trung Quốc cũng có giá cao hơn nhiều.

“Về câu chuyện “gà dai Hàn Quốc”, đầu tiên nhập nguyên con, xong chúng ta ý kiến cắt đầu. Bây giờ, ở Hà Nội đang có con gà quay không đầu béo mập có giá chỉ hơn 100.000 đồng/con được gọi là “gà dai Hàn Quốc”. Từ bé đến giờ, học trong chuyên môn cũng không có từ nào là từ “gà dai”, từ đấy chỉ là mấy ông uống rượu gọi với nhau thôi, thực chất đây là gà trứng thải loại của Hàn Quốc”, ông Khanh cho biết.

Ngoài ra ông cũng cho rằng, “đề nghị xem lại ông chi cục trưởng chi cục thú y TP.HCM, khi ông ấy bảo, “giống gà dai Hàn Quốc” có thể nhập khẩu vô tư và đã kiểm tra. Nhưng tôi xin thưa rằng các anh chỉ kiểm tra an toàn về vệ sinh, còn chất lượng về thịt gà như thế nào thì chả ai ăn được, tôi dám công bố như vậy", ông Khanh nhấn mạnh.

Không những vậy, theo ông Khanh thì Tổng giám đốc Công ty Ba Huân còn gay gắt tuyên bố: “Tại sao Việt Nam lại dùng cái sản phẩm mà các nước dùng cho chó ăn”, nhưng không có ai ý kiến gì và vẫn nhập bình thường. Thực sự kiểm tra thì loại gà này vẫn an toàn dịch, nhưng chất lượng rất thịt rất thấp. Bên Trung Quốc, giá gà dọn chuồng này chỉ có 5.000 đồng/kg.

Ở các nước khác, hàng rào kĩ thuật của họ rất cao, bên Úc có quy định, chỉ nhập gà đông lạnh nguyên con trong 6 tháng, gà cắt đùi cắt chân là 4 tháng còn riêng phụ phẩm 2 tháng.

Ở Trung Quốc, họ tuyên bố chấp các nước có năng suất sữa tươi cao nhất nhưng không vào Trung Quốc được vì sữa tươi nhập vào Trung Quốc có quy định 3 ngày. Doanh nghiệp ở Trung Quốc chấp hành đúng quy định 3 ngày, còn các nước Úc, New Zealand năng suất bò sữa cao mấy cũng không vào được.

Theo Dân Trí

Phiên giao dịch sáng nay 12/1, giá vàng giao ngay tại châu Á tăng mạnh lên đỉnh 7 tuần, với mức giao dịch 1.197,2 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước tăng lên mức trên 36,6 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã co hẹp đáng kể.


Lúc 9h40 hôm nay 12/1, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng lớn niêm yết giao dịch ở mức 36,46 triệu đồng/lượng (mua vào) - 36,56 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 36,47 triệu đồng/lượng - 36,55 triệu đồng/lượng đối với giao dịch bán buôn.

Các mức giá này tăng so với chốt phiên trước 30.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được doanh nghiệp vàng niêm yết giao dịch ở mức 36,33 triệu đồng/lượng - 36,63 triệu đồng/lượng.

Với các mức giá trên, vàng SJC hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,74 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã co hẹp đáng kể, tuy nhiên mức này vẫn còn cao và đem lại rủi ro không ít cho giới đầu tư vàng.

Giá vàng leo lên đỉnh 7 tuần, chênh lệch co hẹp

Do đó, thị trường vàng miếng vừa có những phiên giao dịch kém khởi sắc, với mức giá lình xình quanh ngưỡng 36,5 triệu đồng/lượng. Điều này khiến nhà đầu tư phân vân trong việc lựa chọn xu hướng, các giao dịch mua bán diễn ra trong ngày chỉ ở mức trung bình.

Theo đánh giá của DOJI, dường như thị trường trong nước cũng đang theo sát những diễn biến của thị trường quốc tế, mà tâm điểm là cuộc họp báo đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ kể từ khi đắc cử hồi tháng 11. Trong đó, tâm lý thị trường có vẻ hướng sự chú ý theo nhận định của ông Donald Trump, cũng bởi thế nhà đầu tư trong nước nên lựa chọn thời điểm thích hợp để quyết định giao dịch.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng hơn 6 USD/ounce, giao dịch ở mức 1.197,2 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 2 tăng 11,1 USD, tương đương 0,9%, lên chốt tại mức 1.196,6 USD/ounce trên sàn Comex tại Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile. Đây là mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 22/11.

Giá vàng giao sau tăng lên đỉnh cao nhất 7 tuần, khi đồng USD quay đầu giảm sau cuộc họp báo của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ngoài ra, việc đồng USD suy yếu đà tăng giá của vàng phụ thuộc vào lợi suất trái phiếu của Mỹ và chứng khoán. Đồng bạc xanh đã bị mất giá so với các đồng tiền khác trong khi lợi suất trái phiếu của Mỹ đã giảm mạnh từ mức cao nhất trong vòng 2 năm qua giữa tháng 12.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, lo ngại về việc Fed có thể không thể thực hiện đủ 3 lần tăng lãi suất trong năm nay cũng tạo thêm lực đẩy cho giá vàng thời gian tới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2017 thị trường sẽ chú ý vào nhiều sự kiện như việc rút khỏi Liên minh châu Âu của Anh, cuộc bầu cử của Pháp vào tháng 4 và tác động từ chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Trump khi chính thức nhậm chức vào cuối tháng này.

An Hạ

Bộ Công Thương được giao hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư, đồng thời tính toán thời điểm điều chỉnh giá điện hợp lý

Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm hợp lý điều chỉnh giá điện.

Ngày 10/1, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 22/12/2016.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, năm 2017, Quốc hội đã đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 4%. Việc thực hiện nhiệm vụ điều hành giá, kiểm soát lạm phát sẽ gặp rất nhiều áp lực, khó khăn hơn năm 2016 do có nhiều yếu tố dự báo gây sức ép lên mặt bằng giá như xu hướng hồi phục của giá xăng dầu, giá hàng hóa thế giới, việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, thiết yếu theo lộ trình thị trường; áp lực về tỷ giá; các rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai...

Mặt khác, công tác điều hành giá đồng thời phải hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, công tác điều hành giá năm 2017 cần được tiến hành hết sức chặt chẽ và phối hợp bài bản ngay từ đầu năm.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, điều hành giá bán xăng dầu trong nước phù hợp kết hợp với sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu làm cơ sở cho các bộ, ngành điều hành giá các mặt hàng khác theo thẩm quyền.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư, đồng thời tính toán thời điểm điều chỉnh giá điện hợp lý, sớm báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá để chỉ đạo quyết định.

Bộ Y tế tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với các địa phương còn lại. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý giá thuốc; khẩn trương triển khai thực hiện đấu thầu giá thuốc với mục tiêu kéo giá thuốc giảm từ 10-15% so với mặt bằng giá hiện nay.

Cũng tại cuộc họp, Trưởng Ban Điều hành giá yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính sớm quyết toán, tính toán phương án tài chính các dự án sử dụng vốn BOT, ưu tiên việc giảm phí hơn thời gian thu hồi vốn, cố gắng giảm đều cho tất cả các đối tượng tiêu dùng cùng được hưởng; Đẩy mạnh tăng cường vận tải đa phương thức để giảm cước hàng hóa lưu thông, kiểm soát chặt giá dịch vụ tại cảng hàng không.

Riêng giá cước vận tải, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải giám sát, rà soát chặt chẽ kê khai giá của đơn vị kinh doanh vận tải theo phân công của Chính phủ tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP; thực hiện kiểm soát giá nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện nghiêm kê khai giá, bình ổn thị trường nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định mặt bằng lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá, phấn đấu giữ lạm phát cơ bản trong khoảng 2%.

Phương Dung/ Dân trí

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng yêu cầu Sabeco tiếp tục rà soát công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân sự tại Sabeco theo hướng “minh bạch, chặt chẽ”.
Chiều 7-1, phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Tổng công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Cao Quốc Hưng, thứ trưởng Bộ Công thương, đánh giá cao những nỗ lực mà Sabeco đạt được trong năm 2016, đồng thời yêu cầu Sabeco tiếp tục rà soát công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân sự tại Sabeco theo hướng “minh bạch, chặt chẽ”.

Các đơn vị thành viên trong tổng công ty cần “tăng cường giám sát kế hoạch thoái vốn của Sabeco trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Xanh, phụ trách Ban điều hành Sabeco cho biết năm 2017, Sabeco đặt mục tiêu tiêu thụ 1,66 tỉ lít bia các loại, tăng 5% so với năm ngoái, tổng doanh thu đạt 41.096 tỉ đồng, tăng 7% so năm 2016. Riêng lợi nhuận trước thuế và tổng nộp ngân sách nhà nước toàn hệ thống được Sabeco thống nhất thực hiện bằng kế hoạch năm trước, tương ứng lần lượt 5.253 tỉ đồng và 9.338 tỉ đồng.

Tiếp tục đặt các mục tiêu tăng trưởng nói trên, ông Xanh cho rằng, Sabeco dựa trên thuận lợi sức cầu tiêu dùng nói chung, cũng như đối với sản phẩm bia nói riêng tiếp tục ổn định.

Đổi lại, Sabeco phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng bia, cũng như thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm 5% kể từ đầu năm 2017.

Chưa kể, một loạt các hiệp định thương mại tự do đối với ngành bia bắt đầu có hiệu lực, cộng với việc giá xăng, dầu, tỉ giá có xu hướng tăng dẫn đến chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng theo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm bia.

Theo TRẦN VŨ NGHI/ Tuoitre.vn

Phần Lan bắt đầu tặng tiền hàng tháng cho hàng nghìn công dân, cho dù họ có làm việc hay không.
 >> Thụy Sỹ sắp bỏ phiếu trả lương 2.400 USD/tháng cho toàn dân

Hệ thống phúc lợi của Phần Lan rất phức tạp và tiêu tốn một lượng ngân sách lớn.
Trang CNN Money cho hay, chương trình trên được khởi động trong tháng 1/2017, là một trong những nỗ lực đầu tiên của Chính phủ Phần Lan nhằm thử nghiệm chính sách “thu nhập cơ bản cho toàn dân”.
Người tham gia chương trình sẽ nhận được 560 Euro, tương đương 587 USD, mỗi tháng. Khoản tiền này không phụ thuộc vào thu nhập, tài sản, hay tình trạng công việc của người nhận tiền.
Những người ủng hộ ý tưởng về chính sách “thu nhập cơ bản cho toàn dân” lập luận rằng cách làm này sẽ đem lại sự đảm bảo tốt hơn cho người lao động, nhất là trong bối cảnh các tiến bộ khoa học làm giảm nhu cầu sử dụng lao động là con người.
Ngoài ra, việc cấp thu nhập cơ bản cũng có thể khuyến khích những người thất nghiệp làm những công việc lặt vặt mà không lo bị mất các chế độ.
Hiện nay, nhiều người Phần Lan thất nghiệp không muốn làm việc bán thời gian, vì những công việc này chỉ đem lại cho họ khoản thu nhập nhỏ nhưng lại khiến họ mất trợ cấp thất nghiệp.
Chương trình thử nghiệm sẽ được Chính phủ Phần Lan áp dụng trong hai năm đối với 2.000 người. Những người tham gia sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng phải là đối tượng đang nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp thu nhập. Số tiền mà họ nhận được từ chương trình sẽ không bị đánh thuế.
Nếu thành công, chương trình có thể được mở rộng cho tất cả người Phần Lan trưởng thành.
Chính phủ Phần Lan cho rằng sáng kiến này có thể giúp tiết kiệm ngân sách trong dài hạn. Hệ thống phúc lợi của nước này rất phức tạp và tiêu tốn một lượng ngân sách lớn, nến việc đơn giản hóa có thể giúp cắt giảm chi phí vận hành tốn kém.
Phần Lan không phải là nơi duy nhất có ý tưởng về thu nhập đảm bảo.
Tháng 6 năm ngoái, thành phố Livorno của Italy đã khởi động chương trình thu nhập cơ bản đảm bảo cho 100 hộ gia đình nghèo nhất tại địa phương. Từ tháng 1/2017, chương trình được mở rộng cho thêm 100 hộ gia đình nữa. Mỗi hộ tham gia được nhận 500 Euro, tương đương 525 USD, mỗi tháng.
Một số quốc gia khác như Canada, Iceland, Uganda, và Brazil cũng đang xem xét thử nghiệm chương trình tương tự.
Năm ngoái, Thụy Sỹ tính tặng cho mỗi công dân trưởng thành khoản thu nhập đảm bảo 2.500 USD/tháng, nhưng kế hoạch này đã bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý. Hơn 75% cử tri Thụy Sỹ không đồng ý với kế hoạch.
Ví dụ điển hình nhất về thu nhập đảm bảo là ở bang Alaska của Mỹ vào thập niên 1980. Khi đó, người dân Alaska được chính quyền tặng tiền hàng năm và ngân sách cho chương trình lấy từ nguồn thu dầu lửa của bang.
BIEN, một nhóm vận động cho chính sách thu nhập đảm bảo toàn dân, gọi chương trình của bang Alaska hồi những năm 1980 là “hệ thống thu nhập cơ bản toàn dân thực sự” đầu tiên.
Theo Bình Minh
VnEconomy

Dân trí Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đến nay, thị trường chứng khoán đã cung ứng 25% vốn cho nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường bao gồm cả trái phiếu và cổ phiếu năm 2016 tương đương với 74% GDP, tăng hơn 35% so với năm 2015.
 >> Dàn cổ phiếu "khủng" đổ bộ thị trường chứng khoán đầu năm mới
 >> Chứng khoán Việt Nam thuộc Top 5 hồi phục mạnh nhất thế giới
 >> Chứng khoán 2017: Kịch bản khối ngoại tháo chạy khỏi thị trường?

Đúng 9h sáng nay (3/1/2017), Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đánh cồng chính thức khai trương phiên giao dịch đầu tiên năm 2017 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Phát biểu sau Lễ đánh cồng, Bộ trưởng nhận định: “Qua 20 năm hoạt động của ngành chứng khoán, thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta nay đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, cung ứng 25% vốn cho nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường bao gồm cả trái phiếu và cổ phiếu năm 2016 tương đương với 74% GDP, tăng hơn 35% so với năm 2015.”
Năm 2016, huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã tăng đáng kể, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường đạt hơn 348 nghìn tỷ đồng (số liệu tạm tính tháng 11/2016), tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thị trường trái phiếu chính phủ đã huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển 312 nghìn tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Giao dịch trái phiếu chính phủ cũng có sự bứt phá với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 6,2 nghìn tỷ, tăng 72% so với năm 2015.
Trên thị trường cổ phiếu, tổng giá trị huy động đạt mức 36 nghìn tỷ, thanh khoản thị trường cải thiện mạnh với quy mô giao dịch cổ phiếu bình quân phiên trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với bình quân phiên năm 2015.
Thị trường chứng khoán bước sang năm 2017 với nhiều hứa hẹn sau khi khép lại một năm 2016 đầy ấn tượng.
Theo Bộ trưởng, TTCK là công cụ hiệu quả thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn gắn với TTCK được triển khai tốt từ chính sách đến hoạt động cụ thể.
Bước sang năm 2017, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, TTCK được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển tích cực hơn khi Đảng và Nhà nước đã rất coi trọng vai trò của TTCK trong quá trình đổi mới và tái cơ cấu nền kinh tế.
“Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội hệ thống giải pháp đồng bộ để phát triển TTCK theo chiều rộng và chiều sâu nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, bảo vệ lợi ích chính đáng của công chúng đầu tư, chỉ đạo UBCKNN và các đơn vị liên quan không ngừng hoàn thiện các cơ chế hoạt động của TTCK hiện đại, minh bạch”, Bộ trưởng khẳng định.
Trong năm 2017, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giao nhiệm vụ cho ngành chứng khoán tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thị trường chứng khoán và cơ quan quản lý. Đẩy nhanh tiến trình hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán, đảm bảo nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán với nhiều cấp độ, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các loại sản phẩm, nghiệp vụ đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát bảo đảm tính công khai, minh bạch của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bộ trưởng cũng lưu ý đảm bảo chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động từ Quý II/2017. Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của TTCK, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường.
Bích Diệp

Dân trí Vietnam Airlines, Vinatex, Masan Consumer, VIB... là những cái tên đáng chú ý ngay từ đầu năm 2017 khi ồ ạt đưa cổ phiếu lên sàn; trong đó có những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lên tới hàng tỷ USD.
 >> Thu nhập bình quân của phi công Vietnam Airlines vượt 100 triệu đồng/tháng
 >> Những thiếu gia “bạc tỷ” trên sàn chứng khoán Việt

Ngay trong những ngày đầu năm mới 2017, thị trường chứng khoán đã chuẩn bị đón nhận hàng loạt cổ phiếu "nóng" giao dịch trên sàn UPCoM. Chỉ riêng trong ngày 3/1 đã có hai "ông lớn" đầu ngành cùng "lên sàn" là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Điểm chung là cả hai doanh nghiệp này đều đã thực hiện IPO khá lâu, từ năm 2014.
Cụ thể, mã giao dịch trên sàn chứng khoán của Vietnam Airlines là HVN. HVN sẽ giao dịch phiên đầu tiên trên sàn UPCoM với mức giá tham chiếu là 28.000 đồng (cao hơn so với mức giá trúng bình quân 22.307 đồng tại thời điểm doanh nghiệp này IPO năm 2014). Số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch gần 1,23 tỷ cổ phiếu.
Như vậy, mới mức giá tham chiếu nói trên, vốn hóa thị trường của Vietnam Airlines vào khoảng 34.400 tỷ đồng tương đương khoảng 1,5 tỷ USD.
Đến thời điểm cuối tháng 11/2016, trong cơ cấu cổ đông của Vietnam Airlines, cổ đông Nhà nước nắm giữ 86,16% vốn, ANA Holdings Inc (Nhật Bản) là cổ đông chiến lược nắm giữ 8,77% vốn.
Thị trường chứng khoán chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp lớn ngay trong những ngày đầu năm mới
Cùng ngày, "ông lớn" dệt may Vinatex cũng "đổ bộ" sàn UPCoM với mã chứng khoán VGT. Khối lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch của VGT là 500 triệu đơn vị, mức giá tham chiếu ở mức 13.500 đồng (cao hơn mức giá trúng bình quân là 11.000 đồng hồi IPO năm 2014). Như vậy, mức vốn hóa của Vinatex ứng với giá tham chiếu là 6.750 tỷ đồng.
Hiện tại, cổ đông Nhà nước nắm giữ 54% cổ phần Vinatex, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) lần lượt sở hữu 10% và 14% cổ phần doanh nghiệp này.
Ngoài ra, trong ngày hôm nay, sàn UPCoM cũng đón chào sự có mặt của hai "tân binh" là CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội và CTCP Licogi 12. Theo đó, 36,8 triệu cổ phiếu của CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội sẽ được giao dịch với mã chứng khoán HEM, giá tham chiếu 13.700 đồng. CTCP Licogi 12 cũng đưa 5 triệu cổ phiếu lên giao dịch UPCoM với mã L12, giá tham chiếu 10.000 đồng trong phiên giao dịch đầu tiên.
Trong tuần này (ngày 5/1), Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) cũng đăng ký giao dịch hơn 538 triệu cổ phiếu với mã MCH. Giá tham chiếu trong ngày đầu giao dịch là 90.000 đồng. Như vậy, ước tính vốn hóa của Masan Consumer lên tới 48.400 tỷ đồng (hơn 2,1 tỷ USD).
Bước sang đầu tuần tới (9/1), một thành viên mới đáng chú ý của sàn UPCoM là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đưa 564,4 triệu cổ phiếu giao dịch. Giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên của VIB là 17.000 đồng. Với mức giá này, vốn hóa của VIB đạt trên 9.595 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/11/2016, cổ đông lớn nhất của VIB là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (1 trong 10 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thế giới) đang giữ 20% cổ phần của ngân hàng này.
Sáng nay (3/1), tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2017. Theo nhận định của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế với việc cung ứng 25% vốn cho nền kinh tế. Riêng thị trường cổ phiếu đạt mức huy động hơn 35.000 tỷ đồng trong năm qua.
Lượng cung hàng trên thị trường chứng khoán (đặc biệt là tại sàn UPCoM) kể từ năm nay dự kiến sẽ tăng mạnh do việc siết chặt tiến độ niêm yết đối với các công ty đại chúng. Theo đó, với Thông tư 115 có hiệu lực từ 1/11/2016 cho phép chỉ sau 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM.
Nếu như Quyết định 51/2014/QĐ-TTg đã tạo được bước tiến lớn khi bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước đưa cổ phiếu sau đấu giá vào giao dịch tập trung trên UPCoM trong vòng 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Thông tư 115/2016/TT-BTC đã tiến thêm một bước dài khi quy định đăng ký đấu giá đồng thời với đăng ký giao dịch cổ phần trên UPCOM, nghĩa là cơ chế tự động đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Bích Diệp

Chuyện thu phí với "người ngoài" tại Toà nhà chung cư cao cấp Thăng Long Number One lại "dậy sóng" khi mới đây, lại xảy ra chuyện, một người gửi xe máy vài tầng hầm toà nhà này đã phải nhận phiếu thu lên tới 800 ngàn cho 8 ngày gửi xe.

Toà nhà chung cư cao cấp Thăng Long Number One nổi tiếng là thu phí "chát" với "người ngoài"
Thu phí xe máy gần bằng ...xe ô tô
Thời gian gần đây, một số báo đã đưa về thông tin Toà nhà Thăng Long Number One thu phí gửi xe đối với các xe do người bên ngoài gửi ở tầng hầm toà nhà này với giá gấp từ 15 – 17 quy định cho phép như xe ô tô gửi qua đêm bị thu phí 200 ngàn đồng/đêm. Đã có tình trạng, khách gửi xe bị phạt cao quá nên đã quyết định không lấy xe nữa.
Theo đơn tố cáo gửi tới báo Dân Trí của anh Trần Minh Quang, ở số nhà 73 đường Nguyên Hồng, Quận Đống Đa, Hà Nội, thì “vào ngày 25/11/2016 tôi có vào ăn sáng tại 1 nhà hàng ở trong tòa nhà Thăng Long Number 1, sau đó gửi xe máy dưới tầng hầm của tòa nhà để đi công tác. Ngày 02/12/2016, tôi trở về Hà Nội để lấy xe, thì được thông báo số tiền gửi xe là 100.000 đồng/ngày đêm. Nhân lên 8 ngày, số tiền gửi xe là 800.000 đồng”.
“Do số tiền gửi xe quá lớn và tòa nhà tùy tiện ban hành thu tiền 1 cách vô lý nên tôi phản đối và đến nay vẫn chưa lấy xe máy về. Vì nếu tôi có trả tiền thì không khác nào tôi tiếp tay cho những người ở đó làm sai.”, anh Quang bức xúc.
Theo anh Quang, “Tôi thắc mắc đến gặp Ban quản lý tòa nhà thì cán bộ ở đây cho biết mức giá thu như quy định ở trên đã được thông qua Ủy ban nhân dân Phường Trung Hòa, Cầu Giấy. Ngày 3/12/2016 tôi đã viết đơn và sau nhiều lần điện thoại đăng ký gặp lãnh đạo tòa nhà để giải quyết sự việc, nhưng cán bộ ở đó không cho gặp.”
Cực chẳng đành, nên chiều ngày 19/12/2016 anh Quang đã đến ban quản lý tòa nhà đăng ký làm việc, sau khi gặp được người phụ trách ở đó nói: đó là qui định của ban quản lý tòa nhà, tiền đó gọi là tiền phạt? Tôi chẳng hiểu tiền phạt ở đây là phạt như thế nào, ai ra quyết định phạt, tiền phạt đó được sử dụng như nào, vào mục đích gì? Trong khi đó bảng giá niêm yết tiền gửi xe quá 8h là trên 50.000 đồng, 1 ngày là 100.000 đồng.
Sau khi nhận được đơn trình báo của anh Quang từ ngày 21/12/2016 thì đến ngày 23/12/2016 UBND phường Trung Hòa đã triệu tập 1 cuộc họp gồm đại diện Sở xây dựng, Ban quản lý Tòa nhà, Ban đầu tư Xây dựng, Tổ dân phố, Lãnh đạo phường về việc thu phí tại Tòa nhà Thăng Long Number one và ông Lại Mạnh Tiến, Chủ tịch phường Trung Hòa đã đề nghị đình chỉ ngay việc thu phí như vậy.
Anh Quang cho biết, tại buổi họp ông Tiến quyết liệt chỉ đạo: “Không phải các anh cứ có tiền các anh xây, các anh coi thường pháp luật vì bên cạnh đó còn có Quản lý Nhà nước mà vai trò trực tiếp là chúng tôi. Chứ không phải các anh xây dựng khu chung cư lên như một khu tự trị, các anh muốn ban hành loại phí nào cũng được”.
Sau đó Ban quản lý tòa nhà và anh Quang đã đồng ý với mức phí gửi xe 80.000 đồng/8 ngày đêm theo quy định khi gửi xe tại tòa nhà Thăng Long Numer one. Mà anh Quang không phải trả mức phí 800.000 đồng như trước, và những ngày sau khi xe để ở bãi chờ xử lý thì anh Quang cũng không phải mất tiền.
Cư dân tòa nhà Thăng Long Numer One vẫn kêu cứu
Mặc dù vậy, các cư dân của Toà nhà Thăng Long Number One vẫn cho mình làm đúng vì đây là "cách tự vệ" để ngăn ngừa các hiện tượng người bên ngoài tự do vào để xe ở tầng hầm Toà nhà này, gây khó khăn lớn cho sinh hoạt của họ.
Trong đơn kiến nghị gửi lên UBND Quận Cầu Giấy, UBND Quận Nam Từ Liêm, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phòng cảnh sát Giao thông – Công an thành phố Hà Nội kèm theo 400 chữ kí của cư dân trong tòa nhà Thăng Long Number 1, các cư dân ở đây tỏ ý bức xúc không chỉ vì tình trạng trên mà còn phản ánh việc ngay tại nút giao thông gần toà nhà này, đã hình thành một bến xe “cóc” hoạt động công khai, thường xuyên cả ngày đêm từ đầu năm 2015 đến nay.
Gửi xe 8 ngày để đi công tác, bị thu tới 800 ngàn đồng, chắc chắn người gửi xe không dám quay lại
Theo ông Phạm Thọ, một cư dân Toà nhà Thăng Long Number One, các xe khách ngang nhiên đỗ giữa lòng đường để bắt khách, các nhà xe bố trí nhân viên mặc đồng phục, đứng ngay trước cổng ra vào của Chung cư Thăng Long Number one để “hỗ trợ” khách. Thậm chí các nhà xe còn có mạng Internet không dây để phục vụ hành khách đợi xe.
Chính vì tồn tại bến xe cóc trên, theo anh Thọ, hành khách đi đường dài tại bến cóc thường xuyên gửi xe xuống hầm trông giữ xe của cụm chung cư và sử dụng các tiện ích chung của cư dân tại đây. Nên có chuyện có người gửi xe cả tuần để về quê hoặc đi công tác như trường hợp ông Nguyễn Minh Quang trú tại 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội. Bến xe cũng trở thành điểm đón công nhân khu công nghiệp Bắc Ninh, sáng những người lao động tại KCN Bắc Ninh gửi xe vào hầm của chung cư rồi bắt xe tuyến của KCN bố trí cho nhân viên, tối lại về lấy xe.
"Sau khi tham khảo các chung cư khác cũng có điều kiện hầm trông giữ xe cũng như đang phải đối mặt với việc phải chia sẻ cơ sở hạ tầng một cách bất đắc dĩ tương tự như chung cư Thăng Long No.1 (Royal City, Times City, TTTM Aeon Mall) Ban quản trị chúng tôi đã áp dụng biện pháp “tự phòng vệ” thông qua quy định tăng mức phí gửi xe đối với khách không phải những người sinh sống và làm việc tại Toà nhà. Trong 2 tuần áp dụng quy định, số lượng xe ngoài vào gửi đã giảm đáng kể hơn 3.000 lượt", một thành viên trong ban quản trị Toà nhà Thăng Long Number One cho biết.
Tuy nhiên do sai quy định nên, sau khi thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND phường Trung Hòa là “dừng việc phạt/thu phí của những xe vãng lai do vi phạm quy chế chung cư”, thì cư dân tại đây đã biết được thông tin “các nhà xe đã hướng dẫn cho khách đi xe của mình tiếp tục đến gửi xe tại hầm xe thuộc Tòa nhà Thăng Lon Number One”. Người dân lại tiếp tục phải chung sống với bến xe cóc và tiếp tục không có chỗ để xe trong chính hầm trông giữ xe của mình.
Theo Thế Hưng/ Dân trí

Theo nguồn tin của Dân trí, Tổng cục Thuế vừa có kiến nghị Bộ Tài chính thực hiện rà soát để quản lý thu thuế từ Agoda-một Công ty làm dịch vụ du lịch trực tuyến tại Singapore. Đề xuất này cũng xuất phát từ việc VNTrip, một Công ty mới khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực này tại Việt Nam.

Ông Lê Đắc Lâm phân tích cách thức mà ông này cho là Agoda trốn thuế ở Việt Nam, Ảnh: Hữu Tuấn
Trả lời Dân trí, một cán bộ của Tổng cục Thuế cho biết, mặc dù chưa khẳng định là Agoda trốn thuế, nhưng Tổng cục này cũng đã xem xét ý kiến phản ánh không chỉ từ VNtrip mà từ một số nguồn thông tin khác về cách thức làm dịch vụ của Agoda.
"Hiện chúng tôi mới chỉ làm báo cáo gửi lãnh đạo Bộ đề xuất rà soát để có biện pháp quản lý thu thuế từ Agoda và hiện nay, lãnh đạo Bộ còn đang xem xét, chưa trả lời", nguồn tin trên cho biết.
Trước đó, tại một cuộc gặp mặt với báo chí tại Hà Nội, ông Lê Đắc Lâm, Tổng giám đốc VnTrip.vn- một doanh nghiệp dạng "start up" (khởi nghiệp) về công nghệ cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam đã bất ngờ lên tiếng buộc tội hãng Agoda có hành vi trốn thuế với số tiền rất lớn từ Việt Nam.
Ông Lâm lớn tiếng cho rằng: " "Không thể để những con bạch tuộc nước ngoài bòn rút tài nguyên, ngoại tệ của người Việt mà không đóng góp 1 xu thuế nào cho đất nước chúng ta. Các công ty trốn thuế sẽ có thể làm thất thoát 10.000 tỷ đồng tiền thuế vào năm 2020 từ ngành du lịch nếu Chính phủ không xử lý các công ty như Agoda".
Cụ thể, theo ông Lê Đắc Lâm trong cung cách hoạt động của Agoda, khi khách hàng Việt trả 100 USD tiền phòng cho Agoda, doanh nghiệp này thu 20 USD tiền phí, 80 USD trả cho khách sạn tại Việt Nam. Như thế, 20 USD đó nằm ngoài Việt Nam và Việt Nam không thu được đồng thuế nào.
"Nếu như năm 2020, chỉ cần 50% doanh thu đến từ khách nội địa sẽ đóng góp 5,25 tỷ USD tiền phòng cho toàn ngành du lịch và nếu không có chế tài kiểm soát Agoda, Việt Nam có thể thất thoát 10.000 tỷ đồng tiền thuế", ông Lâm đánh giá. Ông này thậm chí cho biết, "Chúng tôi rất mong muốn được cùng những người làm pháp lý để tích cực tìm những cơ sở pháp lý tố cáo Agoda về tội trốn thuế ở Việt Nam. Mặc dù chủ đề này khá khó, nhưng sớm hay muộn Chính phủ Việt Nam cũng phải thực hiện".
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, dòng tiền đã từ Việt Nam đi sang Singapore – nơi Agoda đăng ký kinh doanh mà chưa có chế tài nào kiểm soát. Ngoài cơ quan điều tra, không ai có thể chính thức lấy được thông tin giao dịch của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng phòng. "Tôi nghĩ rằng có thể kiểm soát được các dòng tiền của doanh nghiệp nước ngoài như Agoda dựa trên cơ chế của các cơ quan thống kê nhà nước", ông này nói.
Luật sư Trương Anh Tú- Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú cũng cho rằng, ở Việt Nam, phương pháp thu thuế là thu của doanh nghiệp có thu nhập phát sinh tại Việt Nam theo các sắc thuế khác nhau. Việc thu thuế của doanh nghiệp ngoại có cơ chế cụ thể chứ không phức tạp như nhiều người nghĩ, và sẽ có những bước đi lần lượt.
Agoda là công ty du lịch trực tuyến cho người dùng có trụ sở tại Singapore. Đây là công ty con của Princeline Group - Tập đoàn toàn cầu chuyên về lữ hành và các dịch vụ trực tuyến liên quan du lịch, lữ hành.
Ngoài Agoda.com, hiện Priceline Group còn sở hữu nhiều công ty tên tuổi khác như Booking.com, Priceline.com, Kayak.com…Nhưng Booking.com và Agoda là 2 công ty anh em cùng một mẹ nhưng hoạt động độc lập và còn cạnh tranh với nhau.
Trước đó, ngày 20/12, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành văn bản số 11057/VPCP-ĐMDN gửi Bộ Tài chính yêu cầu xem xét, làm rõ kiến nghị của Công ty TNHH Vntrip.vn OTA (Hà Nội) tố cáo các công ty nước ngoài Agoda, Travekola trốn thuế tại Việt Nam.
Hà Nguyễn

Suốt năm 2016, giá đất tại TP HCM và Hà Nội liên tục đi lên và kênh đầu tư này được dự báo vẫn sôi động với mạch tăng kéo dài trong năm 2017.

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Thăng Long - Lê Vũ Tuấn Anh cho biết, có ít nhất 6 lý do khiến cho cơn sốt giá đất năm 2016 sẽ tiếp diễn vào năm 2017.
Thứ nhất: Nguồn lực khổng lồ của xã hội được đưa vào đầu tư hạ tầng tính bằng đơn vị chục tỷ USD trở lên tại TP HCM và Hà Nội trong 1-2 năm qua đã và đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo cú hích lớn kích giá đất tăng theo cầu, đường, đại lộ mới, vành đai, cao tốc, metro...
Thứ hai: 2 năm qua, nhà chung cư đã khuấy động thị trường TP HCM và Hà Nội, lần lượt chia theo phân khúc 2015 dành cho căn hộ cao cấp, 2016 dành cho căn hộ trung cấp và 2017 nhiều khả năng điểm nhấn chuyển sang chung cư giá rẻ (bình dân). Những dự án căn hộ mọc lên đã góp phần chỉnh trang đô thị, tăng mật độ dân cư nội khu lên đáng kể. Đây chính là mồi lửa kích giá đất quanh các khu dân cư mới này tăng lên. Giá đất quanh các tòa chung cư mới mọc lên có thể tăng với tỷ lệ trên 20% mỗi năm, tốc độ tăng này được dự báo trên cơ sở khu vực có mật độ dân số tăng lên thì giá đất cũng leo thang theo.
6-ly-do-gia-dat-tiep-tuc-tang-nam-2017
Giá đất được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao trong năm 2017 dù đã "nhảy múa" suốt năm 2016. Ảnh: Vũ Lê
Thứ ba: Các đại gia bất động sản tại TP HCM và Hà Nội vẫn đang tăng tốc thực hiện chiến dịch săn, gom, thâu tóm quỹ đất bằng nhiều hình thức để chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm mới. Cuộc đua săn lùng quỹ đất của các tay chơi máu mặt này đã kích giá đất tăng mạnh trong năm 2016 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2017.
Thứ tư: Nhu cầu thay đổi khẩu vị đầu tư đang rất lớn. Đầu tư căn hộ chung cư trung - cao cấp đã chiếm lĩnh trong 3 năm và đang có dấu hiệu bão hòa (thanh khoản chậm lại) nên khả năng giới buôn địa ốc đổi khẩu vị dịch chuyển sang kênh đầu tư đất. Sự dịch chuyển này sẽ là yếu tố quan trọng đẩy giá đất đi lên khi cùng lúc xuất hiện nhiều "thợ săn" trên một địa bàn.
Thứ năm: Quan điểm cho rằng đất đai là tài nguyên sẽ khan hiếm theo thời gian, quỹ đất không tăng lên, có thể tạo hiệu ứng tích cực trong giới đầu tư bất động sản gắn liền với đất.
Thứ sáu: Tâm lý phải có tấc đất cắm dùi trong người Việt khá nặng nề và luôn âm ỉ, chỉ chờ dịp thổi bùng lên mạnh mẽ khi điều kiện tài chính cho phép. Đây cũng là tư duy ăn chắc mặc bền, tích lũy tài sản kiểu truyền thống đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của thị trường bất động sản.
Vũ Lê ghi

HĐQT Sabeco cũng thống nhất thông qua việc tiến hành xin ý kiến đại hội đồng cổ đông, để thực hiện miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Sabeco nhiệm kỳ 2015-2018 đối với ông Vũ Quang Hải.

Sabeco sẽ xin ý kiến cổ đông để miễn nhiễm chức danh thành viên HĐQT với ông Vũ Quang Hải.
Trong công văn gửi lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Công ty Cổ phần Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết: Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco vừa họp thông qua việc xin ý kiến cổ đông để miễn nhiệm một số nhân sự thuộc HĐQT và bổ sung người thay thế.
Theo đó, HĐQT Sabeco thông qua việc miễn nhiệm chức Phó Tổng giám đốc Sabeco đối với ông Vũ Quang Hải. HĐQT Sabeco cũng thống nhất thông qua việc tiến hành xin ý kiến đại hội đồng cổ đông, để thực hiện miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Sabeco nhiệm kỳ 2015-2018 đối với ông Vũ Quang Hải.
Đồng thời, HĐQT Sabeco thông qua xin ý kiến cổ đông về việc tham gia ứng cử Thành viên HĐQT Sabeco nhiệm kỳ 2013-2018 đối với ông Nguyễn Thành Nam, hiện là Phó tổng giám đốc Sabeco. Ông Nam là người được Bộ Công Thương giao đại diện phần vốn nhà nước và giới thiệu tham gia HĐQT, sau khi ông Vũ Quang Hải có đơn xin rút khỏi vị trí thành viên HĐQT Sabeco.
HĐQT tổng công ty cũng thống nhất xin ý kiến cổ đông để thực hiện miễn nhiệm chức danh thành viên Ban Kiểm soát Sabeco nhiệm kỳ 2013-2018 đối với ông Chung Chí Dũng; Xin ý kiến đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) về việc tham gia ứng cử làm thành viên Ban kiểm soát chuyên trách đối với ông Nguyễn Văn Minh.
Trước đó, ngày 21/12/2016, ông Vũ Quang Hải đã có đơn gửi HĐQT của Sabeco xin từ nhiệm thành viên HĐQT.
Tiếp đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương có quyết định thi hành chỉ đạo của Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ về một số trường hợp được bổ nhiệm không đúng quy định của Bộ này. Cụ thể, đối với trường hợp của ông Vũ Quang Hải, Bộ Công Thương cho biết sẽ thu hồi Quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng.
Quyết định đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Sabeco và đề cử tham gia HĐQT Sabeco cũng bị thu hồi. Đồng thời, giao Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco phải báo cáo Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét miễn nhiệm theo trình tự luật định các chức danh Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Sabeco của ông Vũ Quang Hải.
Chia sẻ với Dân trí sau khi có đơn từ nhiệm, ông Hải cho hay: “Tôi có ý định rút từ trước và đến thời điểm này, kế hoạch năm 2016 của Sabeco đã hoàn thành, các công việc cần làm thuộc trách nhiệm của tôi cũng đã xong”.
Ông Vũ Quang Hải sinh năm 1986, được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định điều động về Sabeco hồi đầu năm 2015, khi mới 28 tuổi. Ông Hải được bầu vào HĐQT của Sabeco, với tỷ lệ phiếu trên 90% và được giao kiêm nhiệm chức Phó tổng giám đốc.
Là con trai của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Vũ Quang Hải được bầu làm lãnh đạo doanh nghiệp giải khát lớn ở Việt Nam với lý do "tăng cường nhân sự trẻ làm tiền đề cho việc trẻ hóa nguồn cán bộ lãnh đạo của tổng công ty".
Trước đó, tháng 5/2013, ông Hải chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, thuộc Bộ Công Thương) cũng theo đề nghị của đơn vị này. Vì là đơn vị sự nghiệp có thu, ông Hải chuyển ngang từ doanh nghiệp về cơ quan bộ, không qua tuyển dụng. Tuy nhiên, là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm kiểm soát viên tài chính của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, ông được hưởng chế độ Vụ Phó.
Trước khi về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, từ năm 2007, ông bắt đầu công tác ở Tổng công ty Tài chính dầu khí với vai trò chuyên viên ban đầu tư. Sau 4 năm, từ vị trí chuyên viên của một ban trực thuộc, ông được điều chuyển làm tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI).
Ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 25/1/2011 thay cho người tiền nhiệm là ông Chu Xuân Lai. Đến tháng 2/2011, nhân sự cấp cao của PVFI lại có sự thay đổi khi ông Đàm Minh Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay ông Vũ Xuân Tiên.
Phương Dung
Được tạo bởi Blogger.