Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Ẩm thực Hà Nội là một trong những nét quyến rũ du khách khắp nơi đổ về mảnh đất ngàn năm văn hiến. Món ăn nổi tiếng nhất ở Hà Nội là phở, song còn rất nhiều món khác từ sang trọng đến bình dân “vỉa hè” mà du khách đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử. Tất cả đã góp phần làm nên một Hà Nội thân thương- thủ đô ngàn năm văn hiến. 

1. Bún ốc
Tô bún ốc nóng hổi thời nay là một sự biến đổi của bún ốc nguội truyền thống

Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng). Giá từ 20.000VND/bát trở lên.

2. Nộm bò khô
Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em

Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nước mắm chua ngọt rưới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên đến: Quán nộm Huế trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long (Nộm bò, nộm thập cẩm, nộm gân bò, nộm gan lá lách…); quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm (quán ông Tàu áo đen)… giá từ 20.000VND/suất.

3. Nem tai Bà Hồng
Quán nem tai Bà Hồng đã có từ hàng trăm năm nay

Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nước chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho người thưởng thức. Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé. Giá bán 250.000VND/1kg nem tai, 80.000VND/1 suất 2 người ăn, thời gian mở cửa: 6h00 – 23h00. Địa chỉ: 35 Hàng Thùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

---Sưu tầm---

Chân gà nướng là món lai rai rất hợp cho dịp tụ tập gia đình và bạn bè.

Nguyên liệu:

- Chân gà

- Tỏi, hành khô, sả

- Mật ong, đường, bột điều, dầu hào, gia vị, tương ớt, dầu ăn


Chuẩn bị nguyên liệu cho món chân gà nướng.

Cách làm:

- Chân gà làm sạch, cắt móng, để ráo nước.

- Sả, hành khô, tỏi đập dập, băm nhỏ.

- Ướp chân gà lần lượt với các gia vị: bột canh, đường, mì chính, dầu ăn, bột điều, mật ong, tương ớt, sả, hành, tỏi khô.
Tẩm ướp chân gà với gia vị để trong 4-5 tiếng cho ngấm.

- Cất chân gà đã ướp gia vị trong ngăn mát tủ lạnh từ 4-5 tiếng cho ngấm. Có thể chuẩn bị từ tối hôm trước, để qua đêm.

- Xếp chân gà lên vỉ nướng, nướng trên than hoa. Nếu không có than hoa, bạn có thể dùng lò vi sóng. Chú ý lật mặt để chân gà được chín đều, chín kỹ.

- Nướng đến khi chín vàng đẹp mắt là được. Phần bị cháy có thể dùng dao cạo bớt.


Thu Hồng/ Zing

Nói đến tết là nghĩ đến mâm cao cỗ đầy ...thèm lắm những bữa cơm giản dị cơm niêu canh cua cà pháo mắm tôm cá chạch kho, dù bạn có đi xa bao nhiêu thì nỗi nhớ quê nhà, nhớ ẩm thực quê nhà vẫn cứ vấn vương .. ôi quê tôi thương lắm hình ảnh 2 vợ chồng ra đồng với cơm niêu nước lọ.

Là nhà hàng có thâm niên 30 năm ở phố Mai Hắc Đế chuyển về Nguyễn Chi Thanh .. khi con phố mang tên Đại tướng còn vắng vẻ thỉnh thoảng lại thấy xe ngựa đi qua kêu lóc cóc lóc cóc, từng đoàn sinh viên mặc áo trắng đi xe đạp qua đường...Cơm niêu Thuý Nga là nhà hàng cổ luôn duy trì những món ăn truyền thống như một nét văn hoá xưa, một nét đẹp của người Hà Nội, mỗi khách hàng đến đây không chỉ để thưởng thức ẩm thực mà còn tìm thấy ký ức của một thời đã xa.


Chạch đồng chiên ròn các anh nhậu lai rai


Ốc om chuối đậu giản dị đưa cơm


Cà tím tứ xuyên : cà tím được nấu với thịt băm dẻo dẻo cay cay ngon


Thịt rang mắm tép đậm đà, ăn với cơm niêu nóng hổi


Nôm củ đậu mát thơm

Tri ân khách hàng nhân dịp 20 năm thành lập, Cơm Niêu Thuý Nga gửi tặng thực khách những món quà tặng sinh nhật, mừng thọ, quà tặng ngày lễ tết. Ngoài ra nhà hàng luôn có những món tráng miệng miễn phí.


Chè miễn phí, chạch chấu Hoà Bình có theo mùa, thịt dẻo trắng thơm ngon


Nhân dịp năm mới Đinh Dậu 2017, nhà hàng Cơm niêu Thúy Nga - 110 B2 Nguyễn Chí Thanh xin chân thành cảm ơn thịnh tình của quý khách đã ủng hộ nhà hàng trong suốt những năm tháng qua. Chúc Quý khách đón một năm mới dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công


Địa chỉ duy nhất tại Hà Nội
Cơm Niêu Thúy Nga
Địa chỉ: 110B2 Nguyễn Chí Thanh (gần số 29 Nguyễn Chí Thanh - đối diện hồ Ngọc Khánh), Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04 3831.8528 - 0904.368.448 - 0122.6266.915

(Theo Khám Phá)

Chế độ ăn uống của người Nhật bao gồm nhiều cá, rau, đậu nành... giúp giảm nguy cơ tử vong, tăng tuổi thọ.

Trang Foxnews đưa tin, một nghiên cứu trên tạp chí y học Anh mới đây cho thấy chế độ ăn uống của Nhật Bản bao gồm cá, ngũ cốc, rong biển, trái cây... giúp con người sống thêm 5 năm nữa, giảm tỷ lệ tử vong đến 15%, đặc biệt ngừa nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch và đột quỵ.


Chế độ ăn uống của người dân Nhật Bản chủ yếu bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, cá, trứng, các sản phẩm đậu nành, sữa, bánh kẹo và đồ uống có cồn. Sushi, món ăn không thể thiếu trong chế độ ăn uống của Nhật Bản rất lành mạnh và bổ dưỡng.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 79.544 người bao gồm 36.624 đàn ông và 42.920 phụ nữ trong độ tuổi 45 đến 75 ở Nhật Bản - nơi tuổi thọ trung bình là 87 đối với nữ và 80 đối với nam giới, về thói quen sức khỏe và thực phẩm ăn uống. Không ai trong số những người tham gia nghiên cứu có tiền sử ung thư, đột quỵ, bệnh tim hoặc bệnh gan mãn tính. Họ được theo dõi trong 15 năm. Những người này được phát tấm phiếu khảo sát về chế độ ăn uống và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 15%, và nguy cơ chết vì đột quỵ giảm 22%.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng tiêu thụ cân bằng năng lượng, ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, cá, trứng, các sản phẩm đậu nành, sữa, bánh kẹo và đồ uống có cồn có thể góp phần kéo dài tuổi thọ".

Các nhà khoa học từ lâu đã ca ngợi những lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm tăng tuổi thọ của con người. Chế độ ăn Địa Trung Hải là nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá và dầu ô liu, ít thịt đỏ.

Các nghiên cứu từ Đại học Harvard đã phân tích 10.000 phụ nữ và thấy rằng 40% người theo chế độ ăn Địa Trung Hải sống hơn tuổi 70. Họ ít mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, Alzheimer, Parkinson.

Theo Amthuc365.vn

Bánh chưng vốn là món ăn không thể thiếu của người Việt trong ngày Tết cổ truyền. Với sự sáng tạo cùng chút khéo léo, từ món bánh truyền thống, bánh chưng được biến tấu với muôn kiểu đa dạng, nhưng vẫn giữ hương vị đặc trưng.

Ngày tết đến xuân về, trên bàn tiệc đón năm mới của người Việt không thể thiếu món bánh chưng xanh truyền thống. Nhưng với sự sáng tạo cùng chút khéo léo, món ăn đặc trưng ngày tết được biến tấu muôn hình vạn trạng, nhưng vẫn giữ được hương vị cổ truyền.

Bánh chưng tím
Nguyên liệu làm bánh chưng tím

Những chiếc bánh chưng làm từ gạo nếp Tú Lệ, có màu tím đặc biệt, là món bánh truyền thống của người dân thuộc vùng núi phía bắc. Cũng tương tự như bánh chưng truyền thống với đậu xanh, thịt lợn và lá dong, màu tím độc đáo của bánh có được nhờ lá cẩm tím. Loại lá mọc ở trên dãy núi cao, cho vào nồi đun sôi sẽ có màu đỏ tía. Gạo nếp trắng ngần ngâm vào thứ nước này sẽ nhuộm màu tím lạ mắt. Thay vì màu xanh mướt thường thấy, bánh chưng tím có màu tím mượt mà, bao trọn màu vàng ruộm của đậu xanh, ôm phần nhân thịt béo ngậy bên trong.

Bánh chưng cốm

Đây là món bánh sáng tạo ở phố bán bánh cốm nổi tiếng Hà Nội – Hàng Than. Ngoài nguyên liệu truyền thống, bánh chưng cốm còn có thêm những hạt cốm khô, trộn cùng gạo nếp và lá thơm. Bánh chưng cốm có màu xanh ngọc đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng của vị cốm.
Hạt cốm khô lẫn trong gạo nếp để tạo thành bánh chưng cốm

Bên trong nhân bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh nấu giống chè kho, có thêm phần thịt béo ngậy. Bánh chưng cốm có màu sáng mướt hơn bánh chưng xanh truyền thống, thường được các bà nội trợ mua làm quà biếu dịp tết.

Bánh chưng chay

Những bữa tiệc liên miên dịp tết thường khiến người ta có cảm giác ngấy ngán và khó tiêu. Bánh chưng chay được coi như giải pháp chống ngán tình thế. Vẫn giống bánh truyền thống với gạo nếp trắng, lá dong xanh, chỉ khác phần nhân, bánh chưng chay mang hương vị khá lạ miệng.
Bánh chưng chay có nhân khá đa dạng

Nhân bánh làm từ đỗ xanh đồ chín tới có màu vàng ruộm, trộn cùng nấm hương được xao kỹ. Nấm hương tạo nên hương vị riêng cho món bánh chưng chay, tạo sự mềm dai khác biệt. Ngoài ra, người ta còn thay đổi khẩu vị cho bánh chưng chay bằng hạt sen hay dừa.

Bánh chưng gấc

Nhiều bà nội trợ lựa chọn bánh chưng gấc trong mâm lễ cúng đầu năm bởi màu đỏ bắt mắt của gấc chín thường mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình cả năm. Thay vì màu xanh mướt truyền thống, bánh chưng gấc hấp dẫn với màu sắc lạ. Vẫn từ nguyên liệu chính như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn tẩm gia vị, bánh chưng gấc lại có vị đặc biệt, ngọt dịu và béo ngậy khi kết hợp gấc với đậu xanh.

Bánh chưng ngũ sắc

Bánh chưng ngũ sắc được ví như bông hoa rực rỡ, tô điểm cho mâm cơm ngày tết thêm thi vị. Bánh là sự kết hợp của 5 màu sắc trong tự nhiên, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, với mong muốn mang tới may mắn và an lành cho gia đình.
Bánh chưng ngũ sắc với 5 màu đại diện cho ngũ hành

Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc cũng cầu kỳ hơn tất thảy. Gạo nếp được ngâm trong nước tạo màu tự nhiên từ 2-3 tiếng rồi đồ chín. Phần màu xanh của gạo có từ nước lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi, màu đỏ của gấc, và màu tím của nước lá cẩm. Tương ứng với 5 màu, bánh chưng ngũ sắc tạo nên 5 mùi vị khác nhau mà vẫn giữ nguyên hương vị mềm dẻo của gạo nếp.

Huy Hoàng

Về Cà Mau giờ không chỉ có mật ngọt ong rừng, mà du khách không nên bỏ qua một món ăn mới lạ, hấp dẫn, đó là mắm ong.

Mật ong rừng huyện U Minh là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau từ bao lâu nay. Và ngày nay khi về địa phương này, du khách không nên bỏ qua một món ăn mới cũng được làm từ ong rừng, đó là mắm ong.
Nguyên liệu chính của mắm ong là ong non. Sau khi lấy hết mật, còn lại tàn ong, người ta mang rửa sạch bỏ vào tủ lạnh để giữ độ tươi. Khi nào dùng thì lấy ra dạo bỏ xác, chủ yếu lấy con ong non để làm mắm.
Một phần không thể thiếu để món mắm ong ngon, thơm là thín. Gạo được rang giòn, sau đó xay mịn ra để làm thín trộn vào ong.
Con ong, thín và thêm gia vị như muối, đường,... rồi đem trộn đều với nhau là có một mẻ mắm ong thô.
Sau khi trộn đều, phần thô này cần được bỏ trong thau qua một đêm.
Sau một đêm, phần thô được bỏ vào trong keo tùy theo trọng lượng ít hay nhiều của người làm.

Một công đoạn khá vất vả là tìm lá cau khô, sóng dừa để nén phần mắm ong trong keo cho thật chặt thì mói có độ "chín".
Sau khi cho vô keo, cần để sau 3 ngày mới có thể ăn được. Mắm ong ăn có vị béo con ong, ngọt, thơm,… Nếu trộn thêm gừng, ớt, ăn kèm với những lá có vị chát như lá sung thì rất ngon. Mắm ong có thể để trong tủ lạnh để lâu ngày vẫn ăn được.

Huỳnh Hải

Thừa Thiên Huế thường được người địa phương gọi đùa là nơi “thừa trời” nên mưa nhiều “thối đất”. Trong cái lạnh cắt da những ngày cuối đông, các bà nội trợ sáng tạo ra món cá trê nướng chấm nước mắm gừng tuy đơn giản nhưng rất ngon để ăn với cơm nóng hổi trong cái lạnh ẩm cắt da thịt của mùa đông.
Cá trê đồng

Cá trê là loại cá da trơn thuộc họ cá tia vây, miệng có râu nên gọi là cá mèo (catfish). Cá trê có thể sống trong môi trường khắc nghiệt như ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp. Cá ăn tạp, trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá...

Hiện nay, cá trê phi đã được nông dân nuôi trồng diện rộng. Nhưng cá trê đồng mới chính là món đặc sản dân dã của những vùng quê ở Thừa Thiên Huế. Cá trê đồng tuy thường nhỏ con, nhưng thịt lại óng vàng, săn chắc và thơm ngon hơn nhiều.

Thịt cá trê rất bổ dưỡng

Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, trong 100g thịt cá trê có: cung cấp 178 kcalo; 16.5g chất đạm; 11.9g chất béo; 20mg Ca; 21mg P; 1mg sắt; 0.1mg vitamin B1; 0.04mg B2. 1.4mg vitamin PP…

Hai đặc điểm quý của thịt cá trê: (1) một là chất đạm từ cá dễ tiêu hóa, rất tốt cho cơ thể và (2) hai là chất béo của cá trê cũng có nhiều axít béo omega-3, 6, 9 như các loại cá khác.

Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, giúp cho tinh thần được thư thái. Đông y cho rằng ăn cá trê thường xuyên còn giúp cải thiện chứng suy giảm tình dục ở nam giới về già.

Trê nướng, mắm gừng, dưa nưa: món “bộ ba” mùa đông ở Huế

Mùa đông mưa nhiều, lạnh cắt da, các bà nội trợ Huế rất “hoàn cảnh” sang tạo ra món cá trê nướng đơn giản, chế biến nhanh và đặc biệt rất ngon, hấp dẫn để ăn với cơm nóng hay lai rai chờ tết về.
Cá trê, mắm gừng, dưa nưa

Nguyên liệu để làm món cá trê nướng khá gồm: cá trê, gừng, ớt đỏ, lá ngò (mùi), chanh, nước mắm, tiêu, tỏi..

Món cá trê nướng được chế biến như sau: (1) Mổ bụng cá, loại bỏ ruột, nội tạng, rửa sạch, ngâm nước để khử mùi tanh sau đó vớt ra chần qua nước nóng cho sạch nhớt rồi ra rổ cho ráo nước, (2) Thấm khô cá trê, dùng dao sắc khứa đều lên hai mặt của thân mình cá trê để gia vị dễ dàng thấm sâu vào cá, (3) Ướp cá với các gia vị sả, riềng, ớt, nước mắm, dầu ăn, bột nghệ… khoảng 30 phút, (4) Tiến hành nướng cá, cho cá trê lên vĩ nướng, kiểm tra cá chín bằng màu sắc và mùi thơm đặc trưng.

Cá trê nướng thường được ăn kèm với các loại dưa muối. Đặc biệt, mùa đông, mùa thu hoặc nưa, các bà nội trợ Huế là thiết lên bàn ăn món dưa nưa để ăn kèm cá nướng và các đệ tử lưu linh không quên thêm ít chất “cay” cho ấm bụng chiều đông.

Đôi điều bàn luận

Thừa Thiên Huế là tỉnh “thừa trời“, mùa đông mưa lụt đến “thối đất“ cũng là mùa thu hoạch chột nưa. Trong cái lạnh cắt da thịt, bát cơm nóng hổi ăn với cá trê đồng nướng kèm một ít dưa nưa thì không thể gì bằng.

Cần lưu ý, cá trê thường sống ở nước ao bùn, sình lầy nên cũng có thể mang những mầm chứa các loại ấu trùng giun, sán gây bệnh như giun đầu gai, sán lá gan, sán nhái…nếu không nấu chin kỹ cũng có thể lây nhiễm sang con người. Do đó, cần loại bỏ hẳn phần ruột cá và chỉ ăn cá nướng thật chin mới an toàn.

Còn với cá nuôi, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng phải được kiểm soát rõ ràng, dứt khoát hàm lượng tồn dư phải nằm trong mức quy chuẩn cho phép.

TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Nếu có dịp đến Sóc Trăng, du khách thường không thể không thưởng thức các món ăn nổi tiếng của vùng đất 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và trong đó có các món trứ danh như khô thịt heo, khô thịt trâu.

Đến thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề) vào những ngày gần Tết, nhiều người rất thích khi được thưởng thức món khô thịt heo (lợn). Anh Huỳnh Thanh Tâm giới thiệu với chúng tôi: “Khô thịt heo là món ăn chủ yếu do người Hoa ở địa phương chế biến. Ở Sóc Trăng cũng có người làm khô thịt heo nhưng nói tới loại khô độc đáo này thì nguồn gốc xuất thân cũng như ra đời, phát triển sớm nhất vẫn là Lịch Hội Thượng”.
Khô thịt heo trông rất hấp dẫn.

Để có khô thịt heo ngon cần có các nguyên vật liệu như thịt nạc heo, rượu mùi, đường, muối và gia vị. Với bí quyết chế biến và cân đối trong việc trộn nguyên liệu, liều lượng riêng sẽ làm cho khô thịt có mùi vị thơm ngon. Thịt heo bà con thường chọn thịt đùi, lạng thành những miếng mỏng, tẩm ướp gia vị cho thấm đều rồi đem phơi dưới nắng. Nếu nắng tốt thì chỉ cần 2 nắng là thịt heo sẽ khô, cho vào túi bảo quản ăn dần. Miếng thịt heo phơi khô nướng lên sẽ dậy mùi thơm ngào ngạt, vừa có cái cay cay, vừa có vị ngòn ngọt, vừa có chút dai dai, vừa có chút giòn giòn ăn rất hấp dẫn.

Hiện trên thị trường Sóc Trăng có bán 2 loại là khô thịt heo còn tươi, khi ăn phải được chiên hoặc nướng và loại thịt heo sấy khô cho vào túi có thể ăn liền. Nhiều người vẫn thích loại thịt khô vì ít béo hơn và có thể sử dụng để trộn chung với xoài, cóc, bưởi hay lá sầu đâu để làm gỏi lai rai mỗi khi có khách. Hiện nay, khô thịt heo ở Sóc Trăng được bán với giá dao động từ 270.000 đồng đến 300.000 đồng/kg.

Về thăm quê hương Sóc Trăng, quý khách có thể mua các túi quà như bánh pía, mè lào, lạp xưởng,… và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng của vùng như: Bún nước lèo, bánh cóng, nem nướng,… Ngoài ra, khô thịt heo cũng là món ngon, khoái khẩu không thể bỏ qua của nhiều du khách.
Khô thịt trâu Thạnh Trị.

Đến thăm tỉnh Sóc Trăng, không chỉ có món khô thịt heo mà du khách còn được thưởng thức món khô thịt trâu.

Khô trâu ở huyện Thạnh Trị được chế biến theo kiểu cổ truyền, thịt trâu bắp được lát thành những miếng mỏng lớn hơn bàn tay, tiếp theo là ướp gia vị vào gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… rồi để khoảng nửa ngày cho ngấm. Sau đó, đem thịt phơi nắng hoặc sấy trong lò. Khô thành phẩm sẽ là những miếng khô thật mỏng, thơm lừng vị xả và mùi thịt trâu đặc trưng. Thường thì chế biến khoảng hơn 4kg thịt tươi mới có được 1kg thịt khô. Hơn nữa, thịt trâu có vị mát, nhiều đạm lại không chứa nhiều cholesterol như thịt bò, ăn khô trâu vừa cung cấp lượng đạm đầy đủ lại khá an toàn, tốt cho sức khỏe.

Để thưởng thức khô trâu cũng có rất nhiều cách, nhưng ngon nhất vẫn là nướng. Trước tiên, ngâm khô vào trong nước lạnh khoảng 5 phút, sau đó thì đem nướng, đặc biệt sẽ ngon hơn nếu được nướng trên bếp than đước. Khi khô chín đều ở cả hai mặt và lên hương thơm lừng, thì dằn cho miếng khô mềm và tơi ra. Tiếp theo là nước chấm, phần không thể thiếu đối với món khô trâu này, me chín được dằm với nước sôi để nguội, cho nhựa me ra hết, sau đó cho đường, muối, nước mắm, sả, ớt trộn đều, tạo thành một thứ nước chấm sền sệt, chua chua, ngòn ngọt. Khô trâu mà chấm với nước mắm me là hết ý! Món này đặc biệt “bắt” khi nhắm với bia kèm theo dĩa dưa chua nho nhỏ.

Cao Xuân Lương
Được tạo bởi Blogger.